Công ty tư vấn Luật hải quan trực tuyến uy tín

Luật hải quan năm 2014 quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá được tiến hành thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, các phương tiện thực hiện hoạt động vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan theo quy định của Việt Nam. Ngoài ra Luật hải quan còn quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan.

Đây là một trong những văn bản pháp luật chuyên ngành và tương đối khó khăn, không phải ai cũng có thể hiểu hết những quy định trong đó, để có thể giúp độc giả dễ hiểu hơn, ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong tư vấn luật hải quan, chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề cần quan tâm nhất, với thông tin dễ hiểu nhất.

1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của luật hải quan

Trước khi đi tìm hiểu các nội dung trong vấn đề tư vấn luật hải quan của ACC, chúng ta phải hiểu thể nào là luật hải quan và các đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hải quan là gì.

1.1 Khái niệm luật hải quan

Hải quan theo quy định hiện hành được hiểu là là một ngành có nhiệm vụ thực hiện các công việc bao gồm tiến hành kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải vận chuyển qua khu vực biên giới của Việt Nam. Hải quan thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về vấn đề thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu, các vấn đề liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bên cạnh đó, hải quan còn tham gia hoạt động vào xây dựng pháp luật, xây dựng các chủ trường, các biện pháp quản lý trong hoạt động hải quan.

Luật hải quan là đạp luật có hệ thống về chính sách hải quan, tổ chức và hoạt động của ngành hải quan, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hải quan.

1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hải quan

Luật hải quan hiện nay điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa các đối tượng dưới đây trong lĩnh vực hải quan:

– Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,… với cơ quan hải quan

– Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ với nhau

2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Hải quan

Phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan hiện nay bao gồm: quản lý nhà nước về hải quan đối với các trường hợp hàng hóa được tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, cũng như các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.( Điều 1 Luật Hải quan năm 2014)

Đối tượng áp dụng của Luật Hải quan theo Điều 2 Luật Hải quan năm 2014 bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện vận tải.

– Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

– Cơ quan hải quan, công chức hải quan cũng chịu điều chỉnh của luật hải quan.

– Cơ quan khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.

3. Các lỗi thường gặp khi khách hàng làm thủ tục hải quan

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn luật hải quan thì chúng tôi nhận thấy khi làm thủ tục hải quan, khách hàng thường gặp phải một số lỗi như:

  • Khai sai hệ thống thông quan tự động VNACCS: trong hệ thống này có 1 số lỗi có thể sửa nhưng cũng có một số lỗi phải tiến hành hủy tờ khai và làm lại từ đầu. Từ đó dẫn đến việc thông quan hàng hóa xuất nhập của doanh nghiệp bị chậm trễ ảnh hưởng đến công việc cũng như tiến độ sản xuất kinh doanh.
  • HS code – hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa: Nếu quý khách chưa nắm rõ các nguyên tắc trong luật hải quan về vấn đề cấp mã theo quy định về thuế và các mức thuế suất thì sẽ khó khăn trong việc khai quan. Trong trường hợp có một số loại hàng hóa được nhập khẩu ở nhiều nơi khác nhau dẫn đến có thuế suất khác nhau thì việc tiến hành khai quan sẽ gặp khó khăn cho nhiều KH. Nhưng với nguyên tắc HS code này thì mỗi hàng hóa có 1 mã duy nhất. Tuy nhiên khi khai với cơ quan hải quan họ sẽ áp cho khách hàng với mức thuế cao nhất. Chính vì vậy để tránh trường hợp này, hãy đến với chúng tôi, với việc thực hiện tư vấn luật hải quan lâu năm, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tối thiểu hóa chi phí thấp, nhất là trong việc áp với mức thuế suất thấp nhất.
  • Các lỗi thường gặp trên chứng từ: Thông tin trên các bộ chứng từ sai lệch nhau về điều kiện tiến hành giao hàng, về khối lượng và số lượng hay các lỗi chính tả… nếu sai thì cá nhân, tổ chức kinh doanh sẽ phải lập lại từ đầu rất mất thời gian. Vì vậy nếu sử dụng dịch vụ tư vấn luật hải quan, chúng tôi sẽ đảm nhiệm thực hiện đúng và nhanh chóng chính xác giúp khách hàng.
  • Lỗi gặp ở C/O như lỗi đánh máy lỗi mực in hay lỗi cỡ giấy…và trị giá trên C/O trong nhiều trường hợp có giá trị khác nhau như EXW, CNF, CIF… tuy nhiên trên C/O luôn ghi trị giá FOB. Hoặc trong trường hợp có nhiều chi tiết của mặt hàng thì trên C/O không đầy đủ. … nếu có lỗi thì C/O sẽ không được chấp nhận.
  • Lỗi khi tiến hành kiểm tra hàng hóa như hàng hóa sai quy cách, chủng loại, hoặc có thể sai số lượng, thiếu tem, nhãn, thiếu hạn sử dụng hoặc nơi xuất xứ… vì vậy để tránh phát sinh các chi phí không đáng phải nộp cho cơ quan nhà nước, bên khai hải quan phải có kinh nghiệm xử lý nhanh nhất và kịp tiến độ hàng hóa cho doanh nghiệp,
  • Trong quá trình tiến hành kiểm hàng phải xem xét các trường hợp hàng hóa bị bất thường không đúng quy cách ban đầu như trường hợp hàng bị bể vỡ, hộp bị bóp méo…

Nói chung trong quá trình thủ tục khai quan hải quan cần thông qua nhiều bước và cần có những hiểu biết cũng như những kinh nghiệm trong việc này để tránh những trường hợp tổn thất chi phí không đáng. Vì vậy công ty Luật ACC - với đội ngũ Luật sư tư vấn luật hải quan giàu kinh nghiệm của chúng tôi chuyên thực hiện công việc khai thuế Hải Quan đảm bảo uy tín nhanh chóng và chính xác. Với trình độ của các nhân viên, luật sư của ACC giỏi, chuyên nghiệp đảm bảo nhanh chóng chính xác uy tín đến với khách hàng và đảm bảo giá cả cạnh tranh hợp lý phù hợp.

4. Một số nội dung tư vấn luật hải quan của Công ty Luật ACC

Như ACC đã trình bày ở trên, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan có thể gặp rất nhiều khó khăn và xảy ra nhiều lỗi nếu như không có kinh nghiệm. Với dịch vụ tư vấn luật hải quan tại ACC, chúng tôi cung cấp giúp đỡ quý khách trong các công việc sau:

- Tư vấn cho khách hàng cách làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật?

- Tư vấn về địa bàn tiến hành thực hiện hoạt động hải quan;

- Thời hạn mà cơ quan hải quan tiến hành làm thủ tục hải quan;

- Hồ sơ hải quan theo quy định hiện hành bao gồm những gì và thời hạn nộp;

- Điều kiện để có thể áp dụng cũng như chế độ ưu tiên hải quan đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu;

- Kiểm tra, giám sát hải quan đối với các loại hàng hóa nhập khẩu để tiến hành gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

- Thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa vận chuyển phải chịu sự giám sát hải quan;

- Thủ tục đề nghị tiến hành kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan;

- Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định;

- Vấn đề tiến hành kiểm tra sau thông quan;

- Tư vấn trị giá hải quan cho các doanh nghiệp.

- Tư vấn điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể là đại lý làm thủ tục hải quan;

- Tư vấn luật hải quan đối với các vấn đề khác theo yêu cầu của quý khách hàng.

5. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ tư vấn luật hải quan tại Luật ACC

Khi đến với dịch vụ tư vấn luật hải quan của ACC, quý khách hàng có thể an tâm bởi vì:

- Công ty chúng tôi với nhiều năm làm việc, có đội ngũ luật sư tư vấn luật hải quan giỏi, giàu kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn.

-  Với tôn chỉ đặt chữ Tâm lên hàng đầu trong quá trình hoạt động, chúng tôi đảm bảo quý khách sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ tư vấn luật hải quan tại ACC, không phải lo về việc chuẩn bị hồ sơ cũng như trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, có thể tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Ngoài việc được tư vấn tận tình và cụ thể, rõ ràng về các quy định pháp luật Hải quan, cũng như các luật khác có liên quan, Quý khách còn được ACC cung cấp các dịch vụ pháp lý về vấn đề trong quản lý lao động và thuế liên quan với nhiều ưu đãi nếu như khách hàng có nhu cầu. 

- Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng trong các vấn đề pháp lý cũng như quá trình thực hiện các thủ tục hồ sơ cần thiết.

6. Các câu hỏi thường gặp khi tư vấn luật hải quan

6.1 Người khai hải quan bao gồm những đối tượng nào ?

Trả lời:

Người khai hải quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm các đối tượng sau đây:

  1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
  2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
  3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
  4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
  5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
  6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.

6.2 Khi khai hải quan người khai hải quan phải làm gì?

Trả lời:

- Khai hải quan được quy định tại Điều 29 Luật Hải quan, Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

- Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

- Hiện nay, trừ các trường hợp khai giấy, khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Khi khai hải quan, người khai hải quan thực hiện các công việc sau đây:

  1. a) Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử;
  2. b) Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
  3. c) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

Đối với khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, ký tên, đóng dấu (trừ trường hợp người khai hải quan là cá nhân) trên tờ khai để nộp cho cơ quan hải quan.

6.3 Thời hạn khai và nộp tờ khai được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 25 Luật Hải quan, Khoản 8 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC thời hạn khai và nộp tờ khai được quy định như sau:

  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
  2. Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
  • Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
  • Trường hợp phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ công, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).

6.4 Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, người khai hải quan được đăng ký tờ khai hải quan tại các địa điểm sau đây:

  1. Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.
  2. Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.
  3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình tìm hiểu nếu như còn bất kỳ điều gì thắc mắc cũng như khó khăn, hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được chúng tôi tư vấn luật hải quan một cách cụ thể và chính xác nhất. Các hình thức liên hệ với chúng tôi bao gồm:

  • Email : [email protected]
  • Zalo: 0846967979
  • Tổng đài tư vấn pháp luật: 19003330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo