Tư vấn luật chứng khoán

Chứng khoán là một vấn đề phức tạp vì bản thân nó đã hàm chứa hàng loạt quan hệ kinh tế phức tạp phát sinh giữa người cần vốn và người có vốn. Vậy, pháp luật Việt Nam hiện hàng quy định như thế nào về vấn đề này? Những chủ thể tham gia thị trường chứng khoán cần quan tâm và lưu ý những gì? Bài viết sau đây của Luật ACC sẽ tư vấn luật chứng khoán để mọi người tham khảo.

1. Chứng khoán là gì?

Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019 thì: Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Theo đó, có thể hiểu khái quát, bản chất của chứng khoán là một loại tài sản. Người sở hữu chứng khoán có thể chuyển nhượng, kiếm lợi, tặng cho,… chứng khoán như bất cứ một loại tài sản nào khác. Và trong một số trường hợp đặc biệt, việc sở hữu, chuyển nhượng chứng khoán bị hạn chế theo luật định.

2. Tư vấn luật chứng khoán về phát hành chứng khoán

Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng, có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Chính phủ thường chào bán chứng khoán dưới dạng trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ khi nguồn thu của ngân sách nhà nước hoặc ngân sách địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Còn các doanh nghiệp có thể chào bán chứng khoán dưới dạng cổ phiếu (công ty cổ phần), trái phiếu (công ty cổ phần và công ti trách nhiệm hữu hạn) hoặc cả cổ phiếu và trái phiếu (công ti cổ phần) tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, để gọi vốn, thỏa mãn nhu cầu vốn kinh doanh.

Nếu phân loại theo điều kiện phát hành chứng khoán thì Luật ACC tư vấn luật chứng khoán tư vấn về hai phương thức phát hành là phát hành chứng khoán ra công chúng và phát hành chứng khoán riêng lẻ. Phát hành chứng khoán ra công chúng là phương thức phát hành chứng khoán rộng rãi, thường được dành cho những đợt phát hành lớn và không hạn chế về nhà đầu tư. Ngược lại, phát hành chứng khoán riêng lẻ là phương thức phát hành chứng khoán không thỏa mãn những điều kiện phát hành ra công chúng.

3. Tư vấn luật chứng khoán về chủ thể của thị trường giao dịch chứng khoán

Có thể định nghĩa, thị trường giao dịch chứng khoán là thị trường diễn ra việc mua, bán chứng khoán sau khi phát hành theo các quy định của pháp luật về chứng khoán. Theo đó, thị trường giao dịch chứng khoán có thể là địa điểm xác định hoặc hình thức trao đổi thông tin để hỗ trợ cho việc thực hiện các giao dịch chứng khoán. Thông qua địa điểm hoặc cách thức trao đổi thông tin này mà người bán và người mua gặp nhau và  thực hiện được giao dịch mua bán của mình.

Thị trường giao dịch chứng khoán thường có các đặc điểm như:

-   Được tổ chức bởi các chủ thể đặc biệt: Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán.

-   Hàng hóa được giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán thường là những loại hàng hóa có chất lượng cao: những loại chứng khoán được kiểm định và đủ điều kiện niêm yết và giao dịch.

-   Các giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các trung gian chuyên nghiệp là các thành viên thị trường;

-   Các hoạt động trên thị trường giao dịch chứng khoán chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của sở giao dịch chứng khoán và của Ủy ban chứng khoán nhà nước trên cơ sở pháp luật chứng khoán hiện hành.

Ngoài ra, chủ thể tham gia thị trường chứng khoán là các nhà đầu tư. Nhà đầu tư chứng khoán thường được phân chia thành hai loại là nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Trong đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp là những tổ chức có tư cách pháp nhân, như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và những định chế tài chính khác như: ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm,… Nhà đầu tư không chuyên nghiệp là những cá nhân, tổ chức khác trong nền kinh tế. Nhìn chung, nhà đầu tư không chuyên nghiệp mới là những nhà đầu tư thực sự cho các tổ chức phát hành, bởi vì họ nắm giữ chứng khoán lâu dài và ổn định hơn.

4. Tư vấn luật chứng khoán về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư

Với bản chất là một loại tài sản, chứng khoán cũng đem lại cho nhà đầu tư những quyền và đồng thời nhà đầu tư chứng khoán cũng phải có những nghĩa vụ nhất định. Những quyền cơ bản của nhà đầu tư là:

- Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp;

- Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán;

- Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở;

- Khởi kiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

- Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư;

- Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

 Bên cạnh đó, nhà đầu tư chứng khoán có các nghĩa vụ cơ bản sau đây:

- Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư;

- Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

5. Tư vấn luật chứng khoán về hành vi vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán

Vi phạm pháp luật chứng khoán là các hành vi trái pháp luật của các tổ chức, cá nhân xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các tổ chức, cá nhân này sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo các quy định của pháp luật chứng khoán. Luật ACC sẽ tư vấn luật chứng khoán cụ thể trong trường hợp này.

Các hành vi vi phạm pháp khi tư vấn luật chứng khoán thường gặp là: vi phạm trong lĩnh vực chào bán chứng khoán (vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng; vi phạm trong quá trình thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán); vi phạm trong lĩnh vực niêm yết chứng khoán; vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán; vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán, về giao dịch chứng khoán,…

Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể được phân loại theo 03 cấp độ như sau: Xử lý hành chính; xử lý hình sự; xử lý dân sự.

-       Xử lý hành chính: hình thức cảnh cáo, được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức khi có đủ 02 điều kiện: Hành vi vi phạm được quy định là có tlhể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; việc áp dụng hình thức này đối với vi phạm nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ. Hai là phạt tiền, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung khác.

-       Truy cứu trách nhiệm hình sự: Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về chứng khoán có 03 tội danh, bao gồm: tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán. Đối với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau.

-       Xử lý dân sự: các vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực chứng khoán chủ yếu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Hậu quả bất lợi mà bên vii phạm phải chịu là việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm thỏa mãn quyền lợi chính đáng của bên bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.  

6. Một số câu hỏi thường gặp

Câu 1: Có mấy loại chứng khoán?

Trả lời:

-  Căn cứ vào quyền của người sở hữu chứng khoán đối với người phát hành, chứng khoán bao gồm 02 loại: chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.

-  Căn cứ vào khả năng xác định người sở hữu chứng khoán, chứng khoán có thể là loại ghi danh hoặc loại vô danh.

-  Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì có thể có chứng khoán chứng chỉ và chứng khoán ghi sổ.

Câu 2: Thế nào là nhà đầu tư chứng khoán?

Trả lời: Nhà đầu tư chứng khoán là những cá nhân, tổ chức sở hữu chứng khoán vì mục đích kiếm lời. Lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư có hai dạng:

-   Một là, nhà đầu tư có được lợi tức do chứng khoán mang lại. Khoản tiền này do tổ chức phát hành chứng khoán chi trả dưới dạng cổ tức hoặc lãi trái phiếu;

-   Hai là, nhà đầu tư có thể có được thu nhập bằng việc hưởng chênh lệch từ hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường.

Câu 3: Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán cần có những điều kiện gì?

Trả lời: Hiện nay, pháp luật  không đề ra điều kiện cụ thể nào cho nhà đầu tư, nhằm đảm bảo khuyến khích tất cả chủ thể có khả năng đầu tư có thể trở thành nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, theo bản chất quan hệ dân sự trong hoạt động đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải có những điều kiện sau đây:

-   Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

-   Có điều kiện về tài chính để tham gia đầu tư;

-   Không bị pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm tiến hành đầu tư chứng khoán.

Câu 4: Ai có quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán?

Trả lời: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thuộc về Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành chứng khoán. 

Quý khách hàng cần tư vấn luật chứng khoán tốt hơn, hãy liên hệ với Luật ACC để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo