Tư vấn luật cho vay tiền

Một trong những quan hệ pháp luật phổ biến trong xã hội hiện nay là quan hệ vay và cho vay tiền. Đây được xem là quan hệ khá phức tạp và thường phát sinh nhiều tranh chấp nhất giữa các chủ thể tham gia. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về luật cho vay tiền? Nhằm làm rõ hơn về vấn đề này, ài viết sau đây của Luật ACC sẽ tư vấn luật cho vay tiền rõ ràng và cụ thể để các bạn có thể tham khảo.

1. Tư vấn luật cho vay tiền

Với tính chất là một vấn đề quan trọng trong các quan hệ dân sự, pháp luật hiện hành quy định khá nhiều về luật cho vay tiền. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong quá trình tiếp cận, Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn luật cho vay tiền uy tín nhất, cụ thể:

-  Tư vấn về các vấn đề chung của luật cho vay tiền theo quy định của pháp luật hiện hành;

-  Tư vấn về hợp đồng cho vay tiền, đặc điểm và phân loại hợp đồng cho vay tiền;

-  Tư vấn về đối tượng của hợp đồng cho vay tiền, nội dung và hình thức của loại hợp đồng này;

-  Luật sư tư vấn cho vay về lãi suất và lãi trong hợp đồng vay tài sản;

-  Tư vấn luật vay nợ về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vay nợ;

-  Luật sư tư vấn vay tiền và thực hiện hợp đồng cho vay tiền;

-  Tư vấn luật cho vay tiền về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng vay tài sản.

2.  Tư vấn về đối tượng và hình thức của hợp đồng cho vay tiền

Trên thực tế, đối tượng phổ biến nhất của hợp đồng cho vay tài sản là tiền, bao gồm: nội tệ và ngoại tệ. Đối với nội tệ, các bên được quyền xác lập hợp đồng vay mà không chịu sự hạn chế nào của luật hco vay tiền vì nội tệ là loại tiền tự do lưu thông. Khi các bên xác lập hợp đồng vay đối với ngoại tệ, bên cạnh việc tuân thủ theo các quy định mà tư vấn luật cho vay tiền Luật ACC cung cấp dựa trên các quy định trong Bộ luật dân sự thì các bên còn phải chú trọng đến các quy định về điều kiện cho vay ngoại tệ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật liên quan.

Để xác lập một hợp đồng cho vay tiền, các bên chủ thể tham gia có thể thực hiện bằng 03 hình thức: hình thức xác lập giao dịch vay tiền bằng lời nói, hình thức bằng văn bản hoặc hình thức bằng hành vi. Cụ thể:

-  Luật sư tư vấn cho vay bằng lời nói: Đây là hình thức phổ biến trong các hợp đồng vay tiền, thường được xác lập trong các trường hợp hợp đồng vay tiền diễn ra hàng ngày, lặp đi lặp lại, thời gian thực hiện ngắn, kết thúc nhanh chóng và giá trị giao dịch không lớn. Ưu điểm của hình thức này là việc cho vay diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, vì hình thức bằng lời nói cho nên nội dụng của việc cho vay tiền không được ghi nhận bằng một hình thức vật chất, do đó, trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể thì tư vấn luật vay nợ giải quyết tương đối phức tạp.

-  Luật sư tư vấn cho vay bằng văn bản: đây là hình thức mà ý chí của bên vay và bên cho vay được thể hiện rõ ràng và chính xác nhất. Hợp đồng cho vay tiền được thể hiện bằng văn bản gồm: hợp đồng thể hiện bằng văn bản thường và hợp đồng thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Loại hình thức này được xác lập khi giao dịch cho vay tiền lớn, các bên chủ thể không có sự quen biết, hợp đồng vay tiền mang tính chất phức tạp, có hiệu lực kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Ưu điểm mà luật sư tư vấn cho vay theo hình thức này đó là khả năng bảo vệ quyền lợi của các bên một cách tốt nhất.

-  Luật sư tư vấn cho vay bằng hành vi cụ thể: hình thức này được sử dụng khi các bên cho vay tiền đã biết rõ nội dung của giao dịch cho vay và chấp nhận tất cả các điều kiện mà bên kia đưa ra (ví dụ: rút tiền tại thẻ ATM,…). Với hình thức là hành vi, hợp đồng cho vay được xác lập nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong số đó là các bẫy tín dụng vay tiền mà người vay dễ mắc phải rủi ro.

3.  Tư vấn về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tiền cho vay

Luật sư tư vấn luật cho vay tiền thường cần chú trọng đến thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tiền cho vay, bởi vì đây là căn cứ để xác định thời điểm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản vay của bên cho vay, là căn cứ để xác định chủ thể nào phải chịu rủi ro xảy ra đối với khoản tiền cho vay; ngoài ra, đây còn là thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ số tiền cho vay.

Theo quy định tại Điều 464 Bộ luật dân sự 2015 thì: Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Theo đó, cần phân biệt giữa thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng vay tiền và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với khoản tiền va của bên vay. Hai thời điểm này có thể phát sinh đồng thời hoặc thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với khoản tiền vay có thể phát sinh sau thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cho vay tiền.

4.   Tư vấn về nội dung hợp đồng cho vay tiền

Tương tự như tất cả các hợp đồng dân sự khác nói chung, khi tư vấn luật cho vay tiền về hợp đồng cho vay tiền thì thường sẽ có những nội dung do các bên tự do thỏa thuận, trên tinh thần bình đẳng, không trái với quy định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, nội dung của hợp đồng vay tiền thường có những điểm như sau:

-  Thông tin cơ bản của người vay và người cho vay

-  Đối tượng của hợp đồng

-  Số lượng tiền cho vay

-  Thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng cho vay:

-  Quyền và nghĩa vụ của các bên

-  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

-  Phương thức giải quyết tranh chấp

Các bên có thể tự soạn thảo hợp đồng và kí kết cùng nhau theo đúng quy định của pháp luật và xuất phát từ quyền lợi của chính mình. Có nhiều loại giao dịch cho vay tiền lớn và tương đối phức tạp, các cá nhân, tổ chức cần cẩn trọng khi thực hiện giao dịch. Để tránh những rủi ro trong những trường hợp này thì khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn luật cho vay tiền của Luật ACC.

5.   Tư vấn luật cho vay tiền về quyền và nghĩa vụ của các bên

Chủ thể cho vay tiền được xác định là cá nhân, pháp nhân. Trong từng giao dịch cho vay tiền cụ thể, luật sư tư vấn cho vay sẽ tư vấn cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên:

Một là, quyền của bên cho vay tiền:

-  Được yêu cầu bên vay tiền phải trả tiền vay. Đối với hợp đồng vay không có kỳ hạn, bên cho vay tiền được quyền yêu cầu bên vay phải trả lại tài sản vay vào bất kỳ lúc nào nhưng phải đảm bảo cho nhau một khoảng thời gian hợp lý. Đến thời hạn mà bên cho vay đưa ra thì bên vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Nếu không thì bên vay được xác định vi phạm thời hạn trả nợ tiền vay. Đối với hợp đồng vay có kì hạn, khi hết kì hạn vay, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả tiền theo đúng thời gian đã cam kết.

-  Yêu cầu bên cho vay phải trả tiền lãi. Tiền lãi mà bên vay phải trả gồm tiền lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ gốc quá hạn (nếu có).

-  Bên cạnh đó, nếu hợp đồng vay có áp dụng biện pháp bảo đảm nhưng bên vay không thực hiện hoặc thực hiện khhoong đúng nghĩa vụ theo thời hạn đã cam kết thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức các bên đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định để thu hồi số tiền đã cho vay.

Hai là, nghĩa vụ của bên cho vay tiền:

-  Giao tiền cho bên vay đúng số lượng;

-  Bồi thường thiệt hại cho bên cho vay khi có các căn cứ luật định;

-  Không được yêu cầu bên vay tiền trả lại tiền trước thời hạn, trừ trường hợp bên vay đồng ý hoặc luật có quy định.

-  Trong trường hợp bên cho vay tiền là ngân hàng thì bên cho vay có nghĩa vụ thông tin và cố vấn cho khách hàng vay.

Ba là, quyền của bên vay tiền:

Tương ứng với nghĩa vụ của giao tiền của bên cho vay thì bên vay có quyền nhận tiền theo đúng số lượng đã thỏa thuận. Trường hợp bên cho vay tiền chuyển giao tài sản không đúng số lượng thì bên vay tiền có quyền yêu cầu bên cho vay tiền phải giao bổ sung cho đầy đủ.

Bốn là, nghĩa vụ của bên vay tiền:

Nghĩa vụ quan trọng nhất của bên vay tiền là nghĩa vụ trả nợ. Bên vay phải trả đủ tiền khi đến hạn, đúng loại tiền vay và số lượng vay.

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay tiền phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định; Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

6.   Tư vấn luật cho vay tiền về một số câu hỏi thường gặp

Câu 1: Cách giải quyết tranh chấp khi cho vay tiền

Trả lời: Trong các giao dịch vay tiền, việc phát sinh tranh chấp là điều không bao giờ tránh khỏi. Khi có mâu thuẫn xảy ra giữa bên vay và bên cho vay tiền, các bên có thể lựa chọn phương thức tự thương lượng hoặc lựa chọn hòa giải để tháo gỡ các tranh chấp. Nếu hai phương thức trên vẫn không giải quyết được, các khách hàng có thể tự mình khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền hoặc lựa chọn dịch vụ tư vấn luật cho vay tiền của Luật ACC để chúng tôi tư vấn giải quyết triệt để, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.

Câu 2: Đối với các loại giao dịch dân sự theo tập quán họ, hụi, biêu, phường thì lãi suất tính như thế nào?

Trả lời: Loại hình giao dịch họ phải tuân thủ mức lãi suất chung  mà Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với hợp đồng vay.

Câu 3: Trong hợp đồng vay không có lãi, bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì phải trả lãi như thế nào?

Trả lời: Trong hợp đồng vay không có lãi, bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả, bất kể có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về việc trả lãi này.

Câu 4: Lãi suất có thể áp dụng trong hợp đồng vay tài sản là như thế nào?

Trả lời: Lãi suất có thể áp dụng trong hợp đồng vay tài sản do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

 

 

 

Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo