Tư vấn luật cho người nước ngoài

Ngày nay, Việt Nam trở thành một địa điểm đầu tư và sinh sống khá lí tưởng đối với nhiều cá nhân, tổ chức trên thế giới. Do đó, người nước ngoài mỗi năm nhập cảnh vào nước ta càng nhiều. Trước tình hình đó, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra nhiều quy định pháp luật nhằm điều chỉnh địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Bài viết sau đây của Luật ACC sẽ tư vấn luật cho người nước ngoài cụ thể nhất.

1. Tư vấn luật cho người nước ngoài của Luật ACC

Với những ưu điểm vượt trội về kinh nghiệm cũng như đội ngũ nhân viên chất lượng, Luật ACC tự hào đem lại những giá trị khác biệt cho các khách hàng trên khắp các miền Tổ quốc. Dịch vụ tư vấn luật cho người nước ngoài của Luật ACC cung cấp phong phú và toàn diện, có thể kể đến các nội dung như:

-     Tư vấn luật khái quát cho người nước ngoài;

-     Tư vấn luật cho người nước ngoài trong lĩnh vực lao động;

-     Tư vấn luật cho người nước ngoài trong lĩnh vực giấy phép;

-     Tư vấn luật cho người nước ngoài về đất đai;

-     Tư vấn luật cho người nước ngoài trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;

-     Tư vấn luật cho người nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh;

-     Tư vấn luật cho công ty nước ngoài;

-     Tư vấn luật cho người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;

-     Tư vấn pháp luật nước ngoài theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.

2. Tư vấn luật cho người nước ngoài về một số vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam

Người nước ngoài cùng một lúc phải tuân theo hai hệ thống pháp luật là pháp luật nước nơi cư trú và pháp luật của nước mình. Về mặt lý luận và thực tiễn, không có ai là người nước ngoài khi cư trú tại một nước lại được phép viện dẫn pháp luật của nước mình để thoái thác việc tuân thủ pháp luật của nước nơi mình đang cư trú. Theo đó, người nước ngoài đang ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, với một số quyền và nghĩa vụ có thể kể đến như sau:

-  Về quyền người nước ngoài được hưởng: Quyền con người nói chung và các quyền cụ thể nói riêng như quyền cư trú đi lại, quyền hành nghề, quyền sở hữu và thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ, quyền kết hôn, ly hôn, nhận nuôi con nuôi, quyền tố tụng dân sự,…

-  Về nghĩa vụ: Tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; nghĩa vụ tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng tôn giáo cũng như lịch sử của Việt Nam; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam khi người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật.

3. Tư vấn luật cho công ty nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư thương mại

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp, theo mọi loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Daonh  nghiệp năm 2014. Cụ thể bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, mỗi loại hình công ty lại có những ưu và nhược điểm riêng.

Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn luật cho người nước ngoài về các quy định đăng ký thành lập doanh nghiệp nước ngoài như: quy định về điều kiện chủ thể, điều kiện về vốn, điều kiện về lĩnh vực đầu tư, các điều kiện riêng biệt đối với mỗi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định về trình tự thủ tục đăng ký, giải thể, phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…

4. Tư vấn luật cho người nước ngoài về quyền sở hữu đất và sở hữu nhà ở

4.1.          Về đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 thì đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;

- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

4.2. Về điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

- Tổ chức nước ngoài phải có chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm tham gia các giao dịch về nhà ở để chứng minh tổ chức đó đang được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Cá nhân nước ngoài chỉ cần nhập cảnh vào Việt Nam (có visa nhập cảnh hợp pháp), hộ chiếu còn nguyên giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan có thẩm quyền xuất, nhập cảnh của Việt Nam và bản tự cam kết không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao thì được mua và sở hữu nhà ở.

5. Tư vấn luật cho người nước ngoài về hôn nhân gia đình

5.1.                    Về kết hôn, ly hôn

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Theo đó, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận và áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch để giải quyết quan hệ hôn nhân về điều kiện kết hôn với người nước ngoài.

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn đối với người nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân Việt Nam. Theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết, vấn đề ly hôn giữa công dân các nước được giải quyết theo nguyên tắc: Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật quốc tịch của cả hai vợ chồng; Nếu hai vơi chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó.

5.2.                    Về nuôi con nuôi

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận nuôi và người nhận nuôi con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ và không trái đạo đức xã hội. Chỉ cho làm con nuôi người ở ngoài nước khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

6. Tư vấn luật cho người nước ngoài trong lĩnh vực lao động

Quan điểm của nhà nước Việt Nam về mục đích tuyển dụng người lao động là người nước ngoài là: Chỉ được tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài đối với công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, phải giải trình nhu cầu sử dụng và phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động là người nước ngoài theo hợp đồng lao động tại Việt Nam trong những lĩnh vực đặc thù còn được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật riêng.

7. Những câu hỏi thường gặp

Câu 1: Người nước ngoài bị hạn chế quyền gì so với công dân Việt Nam?

Trả lời:

- Người nước ngoài không có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước Việt Nam, không có quyền tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ, công chức;

-       Người nước ngoài không phải làm nghĩa vụ quân sự đối với Nhà nước Việt Nam; không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục, đưa vào các cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính;

-       Người nước ngoài có quyền làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động – thương binh và xã hội Việt Nam cấp;

-       Người nước ngoài có quyền kinh doanh, trừ một số ngành nghề liên quan đến an ninh quốc phòng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam xác lập và thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam;

-       Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam và Người nước ngoài được vào học tại các trường học Việt Nam, trừ một số trường, ngành học có liên quan đến an ninh quốc phòng.

-       Người nước ngoài có quyền kết hôn với công dân Việt Nam, tuy nhiên nếu kết hôn với công dân Việt Nam đang phục vụ trong quân đội, các ngành liên quan đến bí mật quốc gia phải được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận việc kết hôn đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy chế của ngành đó và Người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi với một số điều kiện nhất định.

-       Người nước ngoài được cư trú ở Việt Nam dưới hình thức tạm trú hoặc thường trú ngoài những khu vực cấm, người nước ngoài ở Việt Nam có thể bị chấm dứt cư trú trước thời hạn nếu bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trục xuất và Người nước ngoài không được kết nạp vào một số tổ chức xã hội của Việt Nam

Câu 2: Khu vực, đối tượng và loại nhà ở người nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam:

   Trả lời: Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu cả căn ộ chưng cư và nhà ở riêng lẻ thương mại (bao gồm cả biệt thự và nhà liền kề) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thuộc khu vực không cấm hoặc hạn chế cá nhân nước ngoài cư trú, đi lại để đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Câu 3: Ai có quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Trả lời: Tòa án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam.

Câu 4: Điều kiện nhập cảnh Việt Nam của người nước ngoài?

Trả lời: Người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:

-  Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị lực;

-  Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.

 

Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo