Tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm

Về cơ bản, giấy phép an toàn thực phẩm là một chứng nhận rằng cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ Nhà nước cấp cho những cơ sở, nhà máy sản xuất và kinh kinh doanh tại lĩnh vực này. Chẳng phải toàn bộ các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất ở trong ngành nghề liên hệ tới thực phẩm đều cần sở hữu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.. Mời bạn tham khảo bài viết: Tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm để biết thêm chi tiết.

Khong-co-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-thi-bi-phat-bao-nhieu

Tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm 

1. Giấy chứng nhận VSATTP là gì?

Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì là thắc mắc mà khá nhiều cá nhân, tổ chức có mong muốn kinh doanh những mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ hay vật liệu dùng để gói hoặc chứa đựng thực phẩm…

Về cơ bản, giấy phép an toàn thực phẩm là một chứng nhận rằng cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ Nhà nước cấp cho những cơ sở, nhà máy sản xuất và kinh kinh doanh tại lĩnh vực này. Chẳng phải toàn bộ các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất ở trong ngành nghề liên hệ tới thực phẩm đều cần sở hữu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, buôn bán thựcphẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm được bao gói sẵn chẳng đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt theo như quy định, người bán hàng rong thì chẳng cần phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các trường hợp khác, đều cần sở hữu loại giấy này mới được tiếp tục tiến hành sản xuất và kinh doanh tiếp.

Vậy thì ta có thể đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Chúng ta có thể đến Sở công thương, Cục VSATTP vớ chi cục VSATTP để tiến hành xin cấp giấy phép.

2. Các ngành nghề yêu cầu xin giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong các đòi hỏi bắt buộc khi cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất cùng kinh doanh thực phẩm.

Các ngành nghề cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cụ thể là:

+ “Cửa hàng ăn” hay được gọi là tiệm ăn là những cơ sở dịch vụ ăn uống cố định có khả năng cung cấp cho số lượng người ăn cùng lúc khoảng dưới 50 người (quán cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…) cần yêu cầu có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Nhà hàng là cửa hàng phục vụ ăn uống, chứa được từ 50 người ăn một lúc cần phải sở hữu giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới được hoạt động kinh doanh.

+ “Quán ăn” là nơi phục vụ ăn uống nhỏ, thường chỉ cần vài nhân viên phục vụ, mang tính bán cơ động, thường hiện hữu tại dọc đường, trên hè phố, cácnơi công cộng, cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi tiến hành hoạt động.

+ “Nhà ăn, bếp ăn cho tập thể” là nơi sử dụng nhằm mục đích làm chỗ ăn uống dành cho tập thể, gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ cũng cần sở hữu giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ “Siêu thị” là những cửa hàng buôn bán thực phẩm ,hàng hoá cũng đòi hỏi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp pháp luật quy định những cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không yêu cầu cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:

+ Sản xuất nhỏ lẻ ban đầu;

+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

+ Buôn bán hàng rong

+ Buôn bán thực phẩm bao gói sẵn không đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt theo như quy định.

3. Hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất

Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

+  Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010;

+  Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

* Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

* Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BYT:

– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
– Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

* Thời hạn giải quyết 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

5. Tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm

5.1. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Khách hàng chỉ cung cấp duy nhất 2 hồ sơ sau:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh photo công chứng
  2. Giấy khám sức khỏe (theo thông tư 14) của vài thành viên
  3. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm mà khách hàng sản xuất kinh doanh. ACC sẽ tư vấn rõ ràng và đơn giản nhất để hỗ trợ phần pháp lý này.

Bộ hồ sơ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối phức tạp; với các loại hồ sơ như: Bản vẽ mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh, Bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh, Bản liệt kê trang thiết bị, hồ sơ tập huấn kiến thức…).

(ACC sẽ đại diện soạn thảo tất cả hồ sơ và hướng dẫn set up cơ sở theo đúng quy chuẩn với chi phí tiết kiệm và đơn giản nhất)

5.2. Quy trình xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của ACC

  1. Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải
  2. Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không
  3. Khảo sát thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh và tư vấn để set up theo đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình một chiều về an toàn thực phẩm (Đây là một bước vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể thuận lợi kinh doanh dù có bất kỳ đoàn thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm nào có kiểm tra cơ sở)
  4. Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
  5. Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe.
  6. Thông báo cho cơ sở thông tin thẩm định của đoàn thẩm định trước 1-2 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị tiếp đoàn.
  7. Tiếp đoàn thẩm định. Bên ACC sẽ cử người cùng tiếp đoàn với doanh nghiệp
  8. Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng
  9. Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

5.3. Bao lâu được cấp khi tiến hành đăng ký giấy phép VSATTP

Thời hạn để được cấp giấy là từ 25 – 35 ngày (tùy sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp) khi sử dụng dịch vụ làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của ACC.

Việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn mất thời gian khá nhiều, tuy nhiên ACC sẽ hướng dẫn cách để khách hàng có thể khai trương theo đúng tiến độ kinh doanh; và không cần phải chờ có giấy mới phải ra kinh doanh.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Về cơ bản, giấy phép an toàn thực phẩm là một chứng nhận rằng cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ Nhà nước cấp cho những cơ sở, nhà máy sản xuất và kinh kinh doanh tại lĩnh vực này. Chẳng phải toàn bộ các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất ở trong ngành nghề liên hệ tới thực phẩm đều cần sở hữu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép này bao gồm:

  • Bộ Y tế: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
  • Bộ Công thương: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bao lâu sẽ có giấy phép?

Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày. (Có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác)

Sau khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì khi nào sẽ nhận được kết quả?

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là một số thông tin về Tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo