Tư vấn giải quyết cổ phần phổ thông của công ty CP chưa niêm yết

Anh Được thắc mắc như sau:

Gởi Luật Sư,

Xin chào luật sư. Từ năm 2009 tôi có vào làm việc tại một công ty cổ phần AP (cty chưa niêm yết) và tôi có mua 42 ngàn cổ phần phổ thông (tương đương 4,2% cổ phần công ty) của cty này, đến cuối năm 2012 tôi xin nghĩ làm việc tại công ty này và tôi có gởi mail yêu cầu công ty mua lại toàn bộ số cổ phần tôi đang nắm giữ nhưng cty không mua vì cty không còn tiền. Hiện tôi vẫn còn đang giữ 42 ngàn cổ phần của cty, tuần vừa rồi từ thông tin nội bộ tôi được biết cty AP đã vay được một số tiền từ ngân hàng HDBank, một trong những điều kiện để vay được tiền là cty CP AP phải có danh sách và chữ ký của tất cả cổ đông của cty. Cty CP AP đã làm lại danh sách cổ đông mới và chữ ký của cổ đông nhưng không có tên và cổ phần của tôi trong danh sách cổ đông mới.

Cho tôi hỏi: Trong trường hợp này tôi nên làm thế nào. Tôi có thể hỏi và xin xác nhận thông tin này từ HDBank được không.

Xin chân thành cảm ơn tư vấn của Luật sư

Luật sư giải đáp:

1. Quyền rút vốn ra khỏi công ty cổ phần.

Một trong các nghĩa vụ của cổ đông phổ thông là không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút. (Tham khảo điều 80 Luật Doanh nghiệp).

Điều 90 Luật Doanh nghiệp quy định các trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần:  Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.

Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật, bạn chưa đủ cơ sở để yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

2. Điều kiện để doanh nghiệp vay tiền ngân hàng.

Luật Doanh nghiệp cũng như thông lệ nói chung không quy định chặt chẽ tới mức, để vay được tiền ngân hàng thì tất cả các cổ đông công ty phải ký (vào danh sách cổ đông), bạn cần kiểm tra lại điều kiện của công ty xem có quy định nào chính xác như vậy hay không để vận dụng cho đúng nhé.

Thường thì tùy quy mô khoản vay mà hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông công ty sẽ quyết định việc vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với gói vay thuộc quyền quyết định của hội đồng quản trị thì căn cứ nguyên tắc quyết định của hội đồng quản trị (được đa số thành viên thông qua theo nguyên tắc quá bán) hoặc nếu thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông thì quyết định vay sẽ được thông qua khi đạt tỷ lệ cổ đông có mặt (tại cuộc họp hợp lệ) theo quy định của điều lệ.

Một lần nữa chúng tôi lưu ý, bạn nên đối chiếu các quy định của pháp luật cũng như quy định của điều lệ công ty để xác định cho đúng và chính xác nhé.

Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

Thân chúc bạn và gia đình sức khỏe, thành công.

Trân trọng./.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo