Kiểm toán báo cáo tài chính là một hoạt động đặc trưng của kiểm toán, với mục tiêu cụ thể là “đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”, có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về: Tư vấn chi tiết quy trình kiểm toán nội bộ theo quy định.
Tư vấn chi tiết quy trình kiểm toán nội bộ theo quy định
1/ Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính?
Kiểm toán báo cáo tài chính là một hoạt động đặc trưng của kiểm toán, với mục tiêu cụ thể là “đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”, có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan. Thước đo để đánh giá kiểm toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện để phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính như các nhà quản lý, cơ quan nhà nước, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua.
2/ Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính
Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính (bao gồm: Bảng cân đối kế toán / Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC) và các bảng khai thác theo luật định.
Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính:
Mục tiêu tổng quát: được hiểu là tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên Bảng khai tài chính.
Mục tiêu kiểm toán chung: là việc xem xét đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các chu trình, trên cơ sở các cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về những thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở đơn vị được kiểm toán (đồng thời xem xét cả tới các mục tiêu chung khác bao gồm mục tiêu có thực, đầy đủ trọn vẹn, mục tiêu về tính chính xác cơ học, mục tiêu về định giá hay phân loại trình bày, mục tiêu về quyền và nghĩa vụ).
Kiểm toán BCTC là giúp người sử dụng hoặc người đọc Báo cáo tài chính tăng độ tin cập với Báo cáo tài chính và cũng giúp doanh nghiệp được kiểm toán thấy được những sai sót, tồn tại của mình qua đó tìm phương hướng giải quyết, khắc phục tình trạng để giảm thiểu rủi ro về thuế, cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ kế toán tại đơn vị và thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.
3/ Phương pháp kiểm toán theo quy trình kiểm toán nội bộ
Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng kiểm toán khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên cách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản trên cũng khác nhau. Phương pháp Kiểm toán của Luật Trần và Liên danh được thiết kế trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực của kiểm toán báo cáo tài chính và được điều chỉnh phù hợp với đặc trưng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Trong kiểm toán tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặc chi tiết hơn tuỳ tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại:
Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:
Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh);
Thủ tục phân tích cơ bản.
Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
4/ Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, quy trình kiểm toán nội bộ
Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó.
Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 bước:
Lập kế hoạch kiểm toán,
Thực hiện kiểm toán
Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán:
Luật Trần và Liên danh tiến hành lập kế hoạch kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.
Trong bước công việc này, chúng tôi sẽ bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ … Bên cạnh đó, công ty kiểm toán sẽ bố trí nhân viên kiểm toán có đầy đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm phù hợp, phân công công việc trong nhóm cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiến hành xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.
Thực hiện kiểm toán:
Tham gia chứng kiến kiểm kê: thông thường thời điểm cuối niên độ kế toán, công ty kiểm toán sẽ tham gia chứng kiến công tác kiểm kê của khách hàng bao gồm kiểm kê tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho và các tài sản khác, từ đó làm cơ sở để đánh giá tính hiện hữu và giá trị của tài sản của doanh nghiệp.
Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị.
Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ các loại trắc nghiệm, là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau. Cụ thể Luật Trần và Liên danh sẽ tiến hành tập trung vào việc kiểm tra, soát xét các số liệu, chứng từ, hồ sơ và sổ sách có liên quan đến các số liệu trên báo cáo, số liệu tài chính do Quý Công ty lập ra, thu thập các bằng chứng kiểm toán làm căn cứ đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính do Quý Công ty lập, đồng thời cũng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thực hiện đúng quy trình hay không.
Trên đây là một số thông tin về Tư vấn chi tiết quy trình kiểm toán nội bộ theo quy định - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận