Tư sản dân quyền cách mạng là gì? - Luật ACC

Lịch sử của quốc gia, dân tộc Việt Nam đã tạo ra một nguồn giá trị văn hóa tư tưởng vô cùng quý báu, trong đó dòng chủ lưu là ý chí độc lập và khát vọng tự do. Ðó là động lực vĩ đại của sự trường tồn và phát triển của dân tộc ta. Cách mạng tư sản dân quyền đã đóng góp ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình giữ nước hào hùng ấy. Cùng ACC tìm hiểu về cách mạng tư sản dân quyền nhé!

Trần Phú

Đồng chí Trần Phú

1. Tư sản dân quyền cách mạng là gì?

Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo đã khẳng định: “Trong lúc đầu cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bởi vì cách mạng chưa có thể trực tiếp giải quyết được những vấn đề tổ chức xã hội chủ nghĩa; sức kinh tế trong xứ còn yếu , các di tích phong kiến còn nhiều, sức mạnh giai cấp tương đương chưa mạnh về phía vô sản, và lại còn bị đế quốc chủ nghĩa áp bức. Vì những điều kiện ấy cho nên thời kỳ bây giờ cách mạng chỉ có tính chất thổ địa và phản đế. Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Tư sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chánh phủ công nông dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nước được phát triển, các tổ chức vô sản thêm mạnh, quyền lãnh đạo của vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấp tương đương sẽ nặng về phía vô sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu thêm rộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản”. Dưới sự tiếp thu lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học, chủ nghĩa xã hội của Các Mác - Lênin, gắn bó với nhân dân, hiểu sâu sắc hoàn cảnh sống, tâm tư khát vọng của nhân dân, đồng chí Trần Phú đã xác định rõ con đường phát triển của dân tộc hợp lý, hợp quy luật là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản”.

2. Quá trình hình thành tư sản dân quyền cách mạng

Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chánh trị của Đảng.

Trong khi chuẩn bị bản Luận cương (tại nhà số 7 phố Giăng Xôle (Jean Soler), nay là số nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội), đồng chí Trần Phú đã vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác–Lênin, kinh nghiệm phong trào cộng sản quốc tế và Đề cương cách mạng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản; kết hợp với việc đi khảo sát thực tế phong trào công nhân và nông dân ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, đồng thời dựa trên ý kiến của Ban Thường vụ Trung ương lâm thời. Sau một quá trình làm việc miệt mài, nghiêm túc, đồng chí Trần Phú viết ra Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.

Dự thảo Luận cương được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông tháng 10- 1930 thông qua.

Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) gồm ba phần:

Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương.

2 Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương.

3 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.

Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền.

Cách mạng tư sản dân quyền là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân.Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ khăng khít với nhau.

“Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được".

Tham khảo Cải cách ruộng đất là gì? Quy định pháp luật liên quan

3. Điểm khác biệt của “tư sản dân quyền cách mạng” trong Cương lĩnh chính trị (2/1930) với “cách mạng tư sản dân quyền” trong Luận cương chính trị (10/1930)

Cương lĩnh chính trị: đề ra đường lối chiến lược là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cách mạng tư sản dân quyền sau còn gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nghĩa là phải giành cho được độc lập dân tộc, đánh đổ đế quốc xâm lược, giải quyết mâu thuẫn dân tộc. Nghĩa là nhiệm vụ giải phóng dân tộc mới là cái cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền.

Luận cương chính trị: Lúc đầu sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. Luận cương coi cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, thực hành thổ địa triệt để.

Có thể thấy, điểm khác biệt của “tư sản dân quyền cách mạng” trong Cương lĩnh chính trị (2/1930) với “cách mạng tư sản dân quyền” trong Luận cương chính trị (10/1930) là chỉ có nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Tham khảo Cách mạng tư sản là gì? (Cập nhật 2022)

4. Câu hỏi thường gặp về tư sản dân quyền cách mạng

Mục đích của cách mạng tư sản dân quyền?

Chánh cương vắn tắt và Luận cương chánh trị đều có mục đích như nhau, đều chủ trương đưa cách mạng phát triển trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tư sản kiểu mới hay cách mạng tư sản dân quyền có mục đích là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành độc lập dân tộc và dựng nên chính quyền dân chủ, đưa ruộng đất cho dân cày.

Sau giai đoạn cách mạng tư sản dân quyền là giai đoạn gì?

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng kế tiếp cách mạng tư sản dân quyền, có mục đích là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là gì?

Luận cương chánh trị ghi: “Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là: a) Đánh đổ đề quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ; b) Lập chánh phủ công nông; g) Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập; h) Lập quân đội công nông”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Cách mạng tư sản dân quyền tự hào đã tham gia vào quá trình đấu tranh để có được nước Việt Nam độc lập và tự do như ngày hôm nay.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo