Thông tin về trường Hải quan Việt Nam chi tiết nhất

Trường Hải quan Việt Nam hiện nay cũng đang rất được một số bạn trẻ quan tâm và có nhu cầu theo học, tuy nhiên, hiện nay một số người còn chưa thể nắm rõ các thông tin liên quan đến Trường Hải quan Việt Nam. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc Thông tin về trường Hải quan Việt Nam chi tiết nhất.

Thông tin về trường Hải quan Việt Nam chi tiết nhất
Thông tin về trường Hải quan Việt Nam chi tiết nhất

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Hải quan Việt Nam

Từ năm 1986 đến năm 1990: Trường nghiệp vụ Hải quan thành phố Hồ Chí Minh (Trường Nghiệp vụ Hải quan II).

Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 976/TCHQ-TCCB ngày 14/7/1986 về việc thành lập Trường Nghiệp vụ Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh (được đặt tại số 86 đường Trần Huy Liệu, Quận Phú Nhuận), sau này gọi tắt là Trường Nghiệp vụ Hải quan II. Biên chế ban đầu của Trường gồm 18 người, tổ chức làm 2 phòng: Phòng Giáo vụ, Phòng Tổ chức – Hành chính. Vì mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường còn tương đối giản đơn. Đội ngũ giảng viên chuyên trách chưa có, chủ yếu là các giáo viên kiêm chức là cán bộ của một số Vụ, Cục, Phòng của Tổng cục và Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1986 đến năm 1990, Trường tổ chức được 10 khóa huấn luyện cho 1492 học viên.

 Từ năm 1988 đến năm 1990: Trường nghiệp vụ Hải quan thành phố Hà Nội (Trường Nghiệp vụ Hải quan I).

Ngày 8/6/1988, Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập thêm Trường Nghiệp vụ Hải quan tại thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ đào tạo lực lượng hải quan ở các tỉnh phía Bắc (được đặt tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm), sau này gọi tắt là Trường Nghiệp vụ Hải quan I.

Từ năm 1990 đến tháng 9 năm 1995: Trường Hải quan Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 28/ 9/1990, để thuận tiện cho việc tập trung chỉ đạo và xây dựng trường sở mới, Tổng cục Hải quan sát nhập hai trường Nghiệp vụ hải quan I và II thành Trường Hải quan Việt Nam, cử đồng chí Nguyễn Văn Cầm làm Hiệu trưởng và đồng chí Nguyễn Bá Kiền làm Phó Hiệu trưởng.

Trường được chuyển về địa điểm mới ở số 778 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1995 đến năm 2005: Trường Cao đẳng Hải quan

Năm 1995, Trường Hải quan Việt Nam có thêm chức năng, nhiệm vụ mới là đào tạo sinh viên chuyên ngành Hải quan. Khi đó, Trường Hải quan Việt Nam được đổi tên thành Trường Cao đẳng Hải quan. Trường Cao đẳng Hải quan về chuyên môn nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo còn về tổ chức cán bộ… do Tổng cục Hải quan quản lý.

Từ năm 2006 đến năm 2010: Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức Hải quan

Nhận thức được tầm quan trọng phải có một đơn vị riêng thuộc Tổng cục Hải quan để đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ ngành, ngày 06 - 01 - 2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số 64/QĐ – BTC về việc thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức hải quan, với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trong ngành Hải quan nắm vững các chế độ, chính sách, pháp luật để làm tròn vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan.

Trường Hải quan Việt Nam: Từ năm 2010 đến nay

Ngày 15/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 02/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, theo đó Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức Hải quan được đổi tên thành Trường Hải quan Việt Nam.

2. Sứ mệnh của Trường Hải quan Việt Nam

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Hải quan và xã hội, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, phát triển kinh tế; thực hiện thành công Chiến lược phát triển ngành Hải quan.

3. Mục tiêu chiến lược của Trường Hải quan Việt Nam

Trường Hải quan Việt Nam có các mục tiêu chiến lược như sau:

- Xây dựng chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu thực tiễn của công tác hải quan trong giai đoạn cải cách, hiện đại hóa; đáp ứng yêu cầu năng lực của từng vị trí công tác của mỗi công chức hải quan; cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu.

- Xây dựng mô hình đào tạo chuyên sâu và gần với thực tiễn; chuẩn hóa các chương trình đào tạo gắn với chất lượng đào tạo đảm bảo yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ hiện đại hóa hải quan.

- Mở rộng đào tạo cho cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác bên ngoài về pháp luật hải quan, hải quan điện tử (VNACCS); hợp tác, liên kết đào tạo trong nước và ngoài nước; cung cấp các chương trình đào tạo từ xa cho các đối tác hải quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

- Xây dựng Trường Hải quan Việt Nam hiện đại có đầy đủ các Khoa, Phòng, Trung tâm chức năng và được trang bị đầy đủ mô hình, học cụ trực quan, giáo trình điện tử, thư viện điện tử, hệ thống công nghệ thông tin đào tạo trực tuyến, có đội ngũ giảng viên tâm huyết và trình độ.

4. Danh hiệu đã đạt được

Năm Danh hiệu thi đua Số ngày, tháng, năm của Quyết định công nhân danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành
2016 Tập thể lao động xuất sắc năm 2015 Quyết định số 1058/QĐ-BTC ngày 16/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
2017 Tập thể lao động tiên tiến năm 2016 Quyết định số 407/QĐ-THQVN ngày 14/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam
2018 Tập thể lao động tiên tiến năm 2018 Quyết định số 407/QĐ-THQVN ngày 24/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam
Phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quyết định số 1021/QĐ-THQVN ngày 18/12/2018 của Trường Hải quan Việt Nam
2019 Tập thể lao động tiên tiến Quyết định số 577/QĐ-THQVN ngày 17/12/2019 của Trường Hải quan Việt Nam
Phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quyết định số 882/QĐ-THQVN ngày 16/12/2019 của Trường Hải quan Việt Nam

Trên đây là các nội dung về Thông tin về trường Hải quan Việt Nam chi tiết nhất. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần giải đáp, vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo