Trường công lập tự chủ tài chính là gì?

Hình thức trường công lập đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay, với nền kinh tế đang ngày càng phát triển, các trường học công lập đang dần chuyển đổi qua hình thức tự chủ tài chính. Vậy trường công lập tự chủ tài chính là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và hiểu rõ hơn.

1. Trường công lập là gì?

Trường công lập chính là một loại trường học mà trường học này trực thuộc của Nhà nước Trung ương hoặc địa phương. Trường công lập chính là hình thức trường học được xây dựng và thành lập đều được dựa vào những dự án đầu tư kinh tế của Nhà nước, Trung ương hoặc Địa phương. Chính vì vậy mà trường công lập thường sẽ hoạt động (cụ thể là các khoản kinh phí, đất đai, nhà cửa, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập ở trường học…) chủ yếu bằng nguồn tài chính công hoặc những khoản đóng góp phi vụ lợi.
Trường Công Lập Tự Chủ Tài Chính Là Gì
Trường công lập tự chủ tài chính là gì
Ví dụ: Trường trung học phổ thông công lập được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Hay được hiểu là trung học phổ thông sẽ ngang với Phòng Giáo dục quận huyện. Quy chế hoạt động của trường trung học phổ thông công lập sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Trường công lập tự chủ tài chính là gì?

Trường công lập tự chủ tài chính là việc các trường được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình trong khuôn khổ mà pháp luật quy định.
Hiện nay, việc tự chủ tài chính được điều chỉnh bởi Nghị định 16/2015/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Vì sao trường công lập tự chủ tài chính?

Cơ chế tự chủ tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển trường công lập nói riêng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung. Cụ thể như sau:
  • Tạo thế chủ động cho trường trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ đó, góp phần phát huy mọi khả năng để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Không chỉ vậy mà còn phát huy tính sáng tạo, năng động trong việc xây dựng và phát triển đơn vị mình.
  • Nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

4. Nguồn tài chính của trường công lập khi thực hiện tự chủ tài chính

  • Thứ nhất: Nguồn ngân sách nhà nước:
    • Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật hiện hành.
    • Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
    • Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao; kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp chưa có định mức kinh tế – kỹ thuật và đơn giá để đặt hàng.
    • Vốn đầu tư phát triển của dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư công (nếu có). Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang triển khai dở dang theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc bố trí cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản mới thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị sự nghiệp công quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển theo quy định pháp luật.
  • Thứ hai: Nguồn thu hoạt động sự nghiệp:
    • Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.
    • Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công.
    • Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.
  • Thứ ba: Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
  • Thứ tư: Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
  • Thứ năm: Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm về tổ chức sự nghiệp công lập.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi trường công lập tự chủ tài chính là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình tìm hiểu, phân tích pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo