Tư duy toán Soroban là một thương hiệu nhượng quyền vì vậy thủ tục mở trung tâm dạy toán soroban cũng không giống với các thủ thục mở trung tâm về giáo dục khác. Vậy nên, để không mất nhiều thời gian và hiểu rõ về các loại giấy tờ cần chuẩn bị, ngay bây giờ hãy cùng Công ty Luật ACC nghiên cứu các quy định về thủ tục mở trung tâm dạy toán soroban 2023?
1.Phương pháp học toán Soroban là gì?
Đây là một công cụ tính toán được sử dụng từ thời xa xưa tại Trung Quốc Á để thực hiện các phép toán từ đơn giản đến phức tạp sau đó vào thế kỷ 16 du nhập đến Nhật Bản. Ngày nay bàn tính được thiết kế bằng khung tre bao gồm các hạt được xâu chuỗi với nhau trên cùng một sợi dây. Đến nay, toán bàn tính soroban Nhật đã được rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tổ chức giảng dạy tư duy soroban dành cho học sinh từ 6-12 tuổi đã dần phổ biến giúp nhằm giúp các bé có thể thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân chia nhanh chóng và phát triển trí thông minh, não bộ toàn diện cho trẻ nhỏ, ngoài ra phương pháp toán học này còn giúp cải thiện trí nhớ cho người già.
2.Điều kiện thành lập trung tâm dạy toán soroban
Do lợi ích mà nó mang lại nên nhu cầu mở trung tâm soroban cũng có xu hướng tăng theo. Thế nhưng phương pháp giảng dạy toán tư duy sororban được đã có thương hiệu và được bảo mật tuyệt đối. Ngoài việc được phép mở trung tâm thì cá nhân, tổ chức muốn mở trung tâm soroban còn phải kí hợp đồng nhượng quyền.
Ngoài ra bên nhận quyền phải đáp ứng một số điều kiện sau
+ Cơ sở vật chất
Có địa chỉ trung tâm rõ ràng, trường họp có phòng học với đầy đủ trang thiết bị về bàn học, ánh sáng, thiết bị dạy học và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
Ngoài ra thì những yêu cầu trên phải đảm bảo không gây hại đến sức khỏe của trẻ cũng như phù hợp với tâm sinh lí tùy lứa tuổi.
+ Về giáo viên, giảng viên, trợ giảng
Có khả năng sư phạm, am hiểu tâm sinh lý của học viên
Có đủ sức khỏe giảng dạy;
Có phẩm chất đạo đức tốt, không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Tài liệu học
Cung cấp giáo trình theo điều kiện của bên nhượng quyền.
Mang tính lành mạnh, không có hình ảnh phản cảm, phong tục truyền thống
3.Quy trình cấp phép hoạt động trung tâm toán tư duy soroban
Bước 1: Cá nhân, tổ chức thực hiện thành lập doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực giáo dục ở các cấp như mầm non, tiểu học… hay trung tâm đào tạo về kỹ năng mềm, trung tâm giáo dục ngoài giờ tại Sở Kế hoạch đầu tư...
Hồ sơ bao gồm:
Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động đào tạo kỹ năng sống;
Giấy phép đăng ký kinh doanh;
Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động đào tạo kỹ năng sống;
Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Bước 2: Kí kết hợp đồng chuyển nhượng với các đơn vị nhượng quyền thuật toán soroban để được hợp tác về chương trình đào tạo cũng như hoạt động trong lĩnh vực giáo dục này.
Nếu như chỉ thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì trung tâm cũng không thể tự ý hoạt động giảng dạy về thuật toán soroban được buộc phải có sự đồng ý từ các bên nhượng quyền. Vì thế bược này rất quan để xin phép hoạt động trong lĩnh vực toán tư duy soroban và hoàn tất hồ sơ tại Sở Giáo dục.
Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).
Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN có quy định về hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
I,02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
- ii) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
- Hợp đồng nhượng quyền gồm các nội dung chính:
+Nội dung nhượng quyền thuật toán soroban.
+Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
+Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
+Giá cả, phí nhượng quyền nhượng quyền thuật toán soroban và phương thức thanh toán.
+Thời hạn nhượng quyền thuật toán soroban.
+Gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thuật toán soroban và phương thức giải quyết tranh chấp.
iii, Bản gốc văn bằng bảo hộ;
iv, Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
v, Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
vi, Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
4.Cơ quan nhận hồ sơ:
muốn xin phép giảng dạy toán tư duy soroban tại Sở giáo dục thì hồ sơ phải nộp tại Trung Tâm hành chính công cấp tỉnh. Hồ sơ, trình tự phải được rõ ràng và được sự chấp nhận của bên nhượng quyền.
5.Câu hỏi thường gặp khi mở trung tâm soroban
5.1. Mở trung tâm soroban có cần giấy phép kinh doanh không?
Kinh doanh về giáo dục là một lĩnh vực có điều kiện về trình độ giáo viên cũng như cơ sở vật chất vì thế khi mở trung tâm soroban cần giấy phép kinh doanh.
Theo quy định thì chỉ có một số ngành nghề lĩnh vực không cần giấy phép kinh doanh, cụ thể:
Bán hàng rong không có địa điểm cố định
Buôn bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
5.2. Công ty Luật ACC cung cấp những dịch vụ gì khi mở trung tâm soroban?
Với uy tín và trách nhiệm của mình, Công ty luật ACC luôn đồng hành cũng quý khách hàng trong mọi dịch vụ liên quan đến pháp lí. Đối với thủ tục thành lập trung tâm dạy toán soroban, công ty chúng tôi sẽ hợ trợ quý khách hàng những vấn đề sau:
- Cung cấp thông tin về giấy tờ pháp lí cần có để mở trung tâm dạy toán soroban
- Tư vấn về cách đặt tên, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ… để có khả năng đăng kí nhanh chóng nhất.
- Tiếp nhận thông tin quý khách hàng để soạn đầy đủ hồ sơ nộp về cơ quan có thẩm quyền xử lí.
- Thực hiện soạn hợp đồng nhượng quyền dạy toán soroban với đối tác
- Sau khi thành lập trung tâm dạy tóan soroban, công ty luật ACC sẽ cung cấp đầy đủ thủ tục về doanh nghiệp có thể tiến tới hoạt động kinh doanh ngay lập tức như: đăng kí mã thuế, lập tài khoản cho doanh nghiệp, các vấn đề về nội quy lao động….
5.3. Mở trung tâm dạy toán soroban có được thay đổi tên của trung tâm không?
Theo luật Doanh nghiệp thì tên công ty phải bảo gồm hai thành tố là Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Đối với phương thức dạy toán soroban đăng kí bảo hộ thương hiệu thì tên gọi phải theo bên nhượng quyền. Bởi bản chất của nhượng quyền là bên nhận nhượng quyền triển khai kinh doanh theo mô hình như bên nhượng quyền. Tức là bên nhận nhượng quyền “ sao chép” công nghệ kinh doanh từ bên giao, tiếp tục ý tưởng, phương thức dạy, giáo trình, huấn luyện giáo viên, cách thức, yêu cầu tuyển sinh… và bao gồm cả quy cách xây dựng trung tâm và tên gọi như bên nhượng quyền. Đông thời, nghĩa vụ của bên nhượng quyền sẽ là chuyển giao kĩ thuật, phương pháp, và phụ trách giám sát cho bên nhận nhượng quyền.
Ngoài ra, tên trung tâm không được trùng với tên doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh trước đó, không được có ký hiệu lạ, ngôn ngữ trong sáng không ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5.4 Có bắt buộc phải nộp trực tiếp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền không?
Hiện nay, công nghệ đã phát triển hơn rất nhiều vậy nên việc nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp có thể nộp online theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra người trực tiếp nộp hồ sơ phải là cá nhân đại diện theo pháp luật của công ty, trường hợp người đại diện không thể đi có thể thực hiện văn bản ủy quyền cho người khác đi nộp.
Trên đây là những nội dung chi tiết nhất về mở trung tâm dạy toán soroban cũng như thủ tục mở trung tâm dạy toán soroban. Chúng tôi mong rằng những tư vấn của mình thực sự mang lại bổ ích cho quý khách hàng. Nếu còn bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại gọi tới số hotline của công ty Luật ACC để nhận hỗ trợ kịp thời và trải nghiệm dịch vụ hài lòng nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận