Trung tâm đấu thầu quốc gia (Cập nhật 2024)

Hiện nay, khi tham gia vào hoạt động đấu thầu, các nhà thầu và chủ thầu thường nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nước, một trong số đó là Trung tâm đấu thầu quốc gia. Đây là một trong những nỗ lực của nhà nước trong thời đại công nghiệp 4.0 nhằm gia tăng sự phát triển của hoạt động đấu thầu của Việt Nam. Do vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về Trung tâm đấu thầu quốc gia.

trung-tam-dau-thau-quoc-gia

Trung tâm đấu thầu quốc gia (Cập nhật 2023)

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm đấu thầu quốc gia?

  1. Tổ chức nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu và PPP để trình các cơ quan chức năng ban hành theo thẩm quyền.
  2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu, về PPP và các cam kết quốc tế về đấu thầu mà Việt Nam là thành viên; hướng dẫn xử lý tình huống trong đấu thầu.
  3. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
  4. Tổ chức thẩm định các nội dung về đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng.
  5. Thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  6. Tổ chức kiểm tra công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tham gia các hoạt động thanh tra về đấu thầu và PPP theo yêu cầu của Bộ trưởng.
  7. Theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu; đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu và PPP trong phạm vi cả nước.
  8. Hợp tác quốc tế về đấu thầu; nghiên cứu, tham gia đàm phán nội dung mua sắm chính phủ trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam dự kiến ký kết gia nhập; điều phối triển khai thực hiện cam kết về mua sắm chính phủ trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  9. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đấu thầu qua mạng; quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, về PPP trên phạm vi cả nước.
  10. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.
  11. Tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; tổ chức bồi dưỡng giảng viên đấu thầu và cấp chứng nhận bồi dưỡng giảng viên đấu thầu.
  12. Cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ về đấu thầu, kiểm toán về trình tự, thủ tục trong đấu thầu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
  13. Xây dựng, quản lý và phát hành Báo Đấu thầu.
  14. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
  15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.

2.  Ưu điểm của Trung tâm đấu thầu quốc gia?

Cho tới nay, hơn 72.000 nhà thầu đã nhanh chóng nắm bắt những cơ hội kinh doanh qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp e ngại thay đổi do quy trình đấu thầu qua mạng còn mới và trình độ công nghệ thông tin chưa đồng đều. Vì vậy, Tổng đài hỗ trợ đấu thầu qua mạng giúp hóa giải những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải để ngày càng nhiều các doanh nghiệp tích cực tham gia sân chơi này. Trong năm 2018, số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng trong 7 tháng đầu năm 2018 là 7.800 gói, gần bằng số lượng gói thầu điện tử trong cả năm 2017 là 8.100 gói, trong đó gói thầu có giá trị lớn nhất lên tới 194 tỉ đồng.

3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đấu thầu quốc gia?

Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm và miễn nhiệm. Cục Quản lý đấu thầu bao gồm các đơn vị sau:

- Phòng Chính sách đấu thầu.

- Phòng Đấu thầu.

- Phòng Hợp tác quốc tế.

- Văn phòng đối tác công tư (PPP).

- Văn phòng Cục.

- Báo Đấu thầu.

- Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia.

- Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.

4. Thông tin liên hệ của Trung tâm đấu thầu quốc gia?

Trong trường hợp quý khách hàng có bất kỳ vấn đề gì cần trao đổi với Trung tâm đấu thầu quốc gia, hãy liên hệ tới địa chỉ sau:

- Trụ sở: 06B Hoàng Diệu, Quán Thánh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Số điện thoại: 1900 6126

- Email: [email protected]

5. Thời gian làm việc của Trung tâm đấu thầu quốc gia?

Trong trường hợp cần hướng dẫn, hỗ trợ khi thực hiện đấu thầu qua mạng như đăng ký, đăng tải thông tin, tải hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có thể gọi ngay đến Tổng đài hỗ trợ người dùng 1900 6126 của Trung tâm đấu thầu quốc gia.

Các tư vấn viên trực Tổng đài liên tục 08 tiếng/ngày (Sáng: 7h30-11h30; Chiều: 13h30-17h30), từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần để phục vụ người dùng một cách tốt nhất.

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về Trung tâm đấu thầu quốc gia. Mong rằng quý khách hàng đã hiểu hơn về Trung tâm đấu thầu quốc gia và có cơ hội để nhận được sự hỗ trợ từ Trung tâm đấu thầu quốc gia trên thực tế.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (245 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo