Trưng dụng tài sản là gì? ví dụ về trưng dụng tài sản [Cập nhật 2023]

Ngày 03/6/2008, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật trưng mua, trưng dụng tài sản. Với 4 Chương và 42 Điều, Luật này quy định những nội dung cơ bản về trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản. Bài viết dưới đây của ACC về Trưng dụng tài sản là gì? ví dụ về trưng dụng tài sản [Cập nhật 2023] hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hòa Bình năm 2021

Trưng dụng tài sản là gì? ví dụ về trưng dụng tài sản [Cập nhật 2023]

I. Khái niệm trưng dụng tài sản

Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng. Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.

Người có tài sản mua trưng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản thuộc đối tượng trưng mua. Quyền sở hữu tài sản trưng mua thuộc về Nhà nước kể từ thời điểm quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành.

II. Ví dụ về trưng dụng tài sản

- Chiến sĩ cảnh sát đang đi bộ tuần tra trên đường phố, bắt gặp kẻ cướp giật tài sản bỏ chạy bằng xe máy. Chiến sĩ cảnh sát có quyền trưng dụng xe máy, ô tô của khách qua đoạn đường đó để sử dụng đuổi bắt tội phạm;

- Trên đường xảy ra vụ tai nạn giao thông, cảnh sát giao thông hoặc những người có mặt tại hiện trường có thể dừng bất kì xe máy hay ô tô nào chạy qua yêu cầu họ chở ngay người bị nạn đến Bệnh viện cấp cứu;

- Trường hợp xảy ra lũ lụt, thiên tai, địch hoạ, cơ quan và những người có trách nhiệm có quyền yêu cấu các công dân, tổ chức có điều kiện cung cấp phương tiện, xe cộ, nhân lực để phòng chống bão lụt...

III. Thời hạn trưng dụng tài sản như thế nào?

Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định về thời hạn trưng dụng tài sản tại Điều 28.

Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến:

- Không quá ba mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

- Không quá ba mươi ngày, đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật này.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng tài sản nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười lăm ngày.

Quyết định gia hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

IV. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản

Điều 24 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản như sau:

- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.

- Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.

V. Hoàn trả tài sản trưng dụng như thế nào?

Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản.

Quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;

- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;

- Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;

- Thời gian và địa điểm hoàn trả tài sản.

Thành phần tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng:

- Cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;

- Người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.

Việc hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:

- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;

-Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản;

-Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;

-Thời gian và địa điểm hoàn trả.

Trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản không đến nhận tài sản thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng tiếp tục quản lý và tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp người có tài sản trưng dụng tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước thì xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Trưng dụng tài sản là gì? ví dụ về trưng dụng tài sản [Cập nhật 2023]Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Trưng dụng tài sản là gì? ví dụ về trưng dụng tài sản [Cập nhật 2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo