Quyền tài sản của công dù luôn được pháp luật bảo vệ khỏi những hành vi xâm phạm của các chủ thể khác. Nhưng đây cũng không phải là một quyền tuyệt đối bởi có những trường hợp nhà nước sẽ thực hiện trung dung là gì đối với tài sản đó. Vậy trưng dụng là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan đến trưng dụng được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu một cách cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Trung dung là gì
1. Khái niệm trung dung là gì?
- Định nghĩa trung dung là gì được giải thích tại Khoản 2, Điều 2, Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 như sau:
“ Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.
- Theo đó, chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền trưng dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Để có thể thực hiện thủ tục này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định hành chính về việc trưng dụng tài sản và chỉ được trưng dụng tài sản trong các trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Như:
+ Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
+ Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa.
+ Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
2. Nội dung thực hiện trưng dụng
Thẩm quyền ra quyết định trưng dụng
- Người có thẩm quyền trung dung là gì bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quyết định trưng dụng
Việc ra quyết định trưng dụng có thể thực hiện thông qua Quyết định hành chính hoặc lời nói.
- Thông qua Quyết định hành chính:
Phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản
+ Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng
+ Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản
+ Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng
+ Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng
- Thông qua lời nói:
Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng. Nội dung phải có các thông tin sau:
+ Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản
+ Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản
+ Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng
+ Mục đích, thời hạn trưng dụng
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng
3. Bồi thường thiệt hại khi trưng dụng
Khi Nhà nước trung dung là gì thì các cá nhân, tổ chức có tài sản bị trưng dụng sẽ được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
Tài sản trưng dụng bị mất
- Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền mặt.
- Mức bồi thường được tính toán dựa vào vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm bồi thường.
Tài sản trưng dụng bị hư hỏng
Việc bồi thường được thực hiện theo một trong các cách thức sau:
- Sửa chữa, khôi phục lại tài sản và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng
- Bồi thường các khoản chi phí theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường để chủ sở hữu tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản
Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra
- Mức bồi thường được tính toán dựa vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao tài sản trưng dụng đến ngày hoàn trả tài sản trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả tài sản.
Trên đây là những quy định liên quan đến trung dung là gì do Công ty luật ACC phân tích và tổng hợp gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ những vướng mắc nào khác liên quan đến nội dung này hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. ACC Group sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc với cam kết về chất lượng dịch và uy tín.
Nội dung bài viết:
Bình luận