Là một phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại quốc tế có độ mở rất cao cho các bên. Các bên có quyền tìm kiếm và chỉ định trọng tài viên để xử lý vụ việc, có quyền thỏa thuận về thời gian và thủ tục tố tụng trọng tài, có quyền thương lượng và hòa giải để xử lý các nội dung vụ việc ngay cả khi tiến trình tố tụng trọng tài đang tiến hành. Tuy nhiên, chính vì độ mở đó, tố tụng trọng tài có thể gây cho các bên sự bối rối nhất định nếu không có kinh nghiệm. Vậy Quy định về Trọng tài Thương mại quốc tế Việt Nam như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ tư pháp quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên thỏa thuận thống nhất với nhau sẽ đưa tranh chấp ra một cơ quan trọng tài nhất định.
Trọng tài thương mại quốc tế chỉ có chức năng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, các tranh chấp trong các lĩnh vực khác như tranh chấp đường. biên giới trên đất liền, trên biển... không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài quốc tế mà được giải quyết thông qua thương lượng giữa các quốc gia hoặc thông qua khâu trung gian của tổ chức quốc tế hay của một nước thứ ba. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam có chủ tịch, phó chủ tịch, trọng tài viên và có thể có trọng tài viên là người nước ngoài. Nhiệm kì của trọng tài viên là 4 năm. Việc lựa chọn trọng tài viên và hoạt động của trung tâm trọng tài dựa theo nguyên tắc chung được thể hiện trong Quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC). Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài viên được quyền độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kì sự can thiệp nào. Kết quả giải quyết tranh chấp có thể là một thoả thuận hoà giải hoặc một phán quyết của trọng tài. Phán quyết của trọng tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp và không thể bị kháng cáo trước toà án hay một cơ quan trọng tài khác.
Ở Việt Nam, ngoài chức năng của trọng tài quốc tế như đã nói trên, trung tâm trọng tài quốc tế được thành lập bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, được mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh trong nước nếu các bên tranh chấp thoả thuận với nhau việc chọn trung tâm trọng tài quốc tế để giải quyết vụ việc.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam có chủ tịch, phó chủ tịch, trọng tài viên và có thể có trọng tài viên là người nước ngoài. Nhiệm kì của trọng tài viên là 4 năm. Việc lựa chọn trọng tài viên và hoạt động của trung tâm trọng tài dựa theo nguyên tắc chung được thể hiện trong Quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC). Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài viên được quyền độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kì sự can thiệp nào. Kết quả giải quyết tranh chấp có thể là một thoả thuận hoà giải hoặc một phán quyết của trọng tài. Phán quyết của trọng tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp và không thể bị kháng cáo trước toà án hay một cơ quan trọng tài khác.
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài không phải có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các vụ việc tranh chấp mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên thỏa thuận và chỉ định. Để trọng tài thương mại quốc tế có thẩm quyền giải quyết, các bên cần lập một thỏa thuận trọng tài. Dựa theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Sau khi lập thỏa thuận, trọng tài thương mại quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên chủ thể trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị một trong các bên hủy bỏ. Như vậy, thỏa thuận giữa các bên là căn cứ để xác lập thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế.
Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Là cơ sở để trọng tài thương mại quốc tế giải quyết các tranh chấp phát sinh
- Thỏa thuận trọng tài loại bỏ thẩm quyền của tòa án. Pháp luật Việt Nam ghi nhận, khi các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì tòa án sẽ không có thẩm quyền giải quyết nữa
Tuy nhiên, cơ quan trọng tài thương mại và tòa án là hai cơ quan bổ trợ cho nhau khi giải quyết tranh chấp. Tòa án có thẩm quyền:
- Chỉ định trọng tài viên;
- Thay đổi trọng tài viên;
- Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Hủy bỏ phán quyết trọng tài.
Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế không mang tính đương nhiên, sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi phạm vi tranh chấp: hạn chế xét xử trong một số quan hệ thương mại, hoặc các tranh chấp phát sinh trong hôn nhân, gia đình, thừa kế ...
3. Trung tâm trọng tài là gì?
Trung tâm trọng tài thương mại là tổ chức phi Chính phủ được thành lập bởi các Trọng tài viên sau khi được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có chức năng: hỗ trợ Trọng tài viên các vấn đề liên quan đến hành chính, văn phòng cũng như các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài và tổ chức, điều phối việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế.
4. Điều kiện mở Trung tâm trọng tài
Theo Khoản 1 Điều 24 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, cần thoải mãn các điều kiện sau:
(i) được đề nghị thành lập bởi ít nhất 5 Trọng tài viên là công dân Việt Nam.
Trọng tài viên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 như sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự .
- Có trình độ đại học, đồng thời phải trải qua hơn 5 năm thực tế công tác theo ngành đã học.
- Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án; bị can, bị cáo, người đã hoặc đang chấp hành án hình sự nhưng chưa được xóa án tích không được làm Trọng tài viên.
(ii) được cấp Giấy phép thành lập bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
5. Quyền lợi và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
Điều 28 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định Trung tâm trọng tài có các quyền lợi và nghĩa vụ sau:
(i) Xây dựng điều lệ, quy tắc tố tụng phù hợp với những quy định của Luật Trọng tài thương mại.
(ii) Đưa ra các tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của mình.
(iii) Gửi danh sách, thay đổi về danh sách Trọng tài viên cho Bộ Tư pháp để công bố.
(iv) Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo quy định.
(v) Cung cấp các dịch vụ trọng tài, hoà giải hoặc phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định.
(vi) Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng, dịch vụ khác phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp.
(vii) Thu phí trọng tài, các khoản hợp pháp khác liên quan đến hoạt động trọng tài.
(viii) Trả thù lao, các chi phí khác cho Trọng tài viên.
(ix) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cũng như kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
(x) Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của mình với Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động .
(xi) Lưu trữ hồ sơ vụ việc và cung cấp bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên tranh chấp.
6. Tìm hiểu về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, viết tắt là VIAC – Vietnam International Arbitration Centre. Trung tâm được thành lập ngày 28/4/1993 theo Quyết định số 204/TTg trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).
Phán quyết trọng tài của VIAC được thi hành tại Việt Nam cũng trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.
Thẩm quyền
VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi:
(i) Một bên hoặc các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài.
(ii) Các bên đương sự thoả thuận đưa vụ việc ra trước VIAC trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, hoặc có một điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải giải quyết vụ tranh chấp ra trước VIAC.
Giải quyết tranh chấp
Khi tranh chấp được giải quyết tại VIAC, mỗi bên đương sự được quyền lựa chọn hoặc đề nghị Chủ tịch của VIAC chọn một Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của VIAC.
Hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn một trọng tài thứ ba làm Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài trong danh sách Trọng tài viên của VIAC. Ba trọng tài viên này sẽ hợp thành Uỷ ban Trọng tài có nhiệm vụ giải quyết vụ tranh chấp.
Chủ tịch của VIAC sẽ chỉ định Trọng tài viên thứ ba trong danh sách Trọng tài viên của VIAC nếu hai Trọng tài viên được chọn không thoả thuận được với nhau về việc chọn trọng tài viên.
Địa chỉ
(i) Trụ sở chính tại: Tầng 6 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3 574 4001
- Fax: 024 3 574 3001
- Email: [email protected]
(ii) Chi nhánh tại địa chỉ: Phòng 505, Tầng 5 Tòa nhà VCCI, số 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028 3 932 1632
- Fax: 028 3 932 0119
- Email: [email protected]
Trên đây là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận