Hiện nay, các trung tâm trọng tài ra đời rất nhiều, phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là nơi giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến ngoài Toà án và là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Giải quyết tranh chấp dân sự bằng trọng tài là biện pháp được rất nhiều nhà kinh doanh qua chuộng vì các bên có thể thoả thuận lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp. Vậy trọng tài là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Trọng tài là gì? (cập nhật 2023).
Trọng tài là gì? (cập nhật 2023)
1. Trọng tài là gì?
Giải quyết tranh chấp dân sự bằng trọng tài là biện pháp giải quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh rất ưa chuộng. Đây là "sản phẩm" tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tự do ký kết hợp đồng, tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật đương nhiên bao gồm cả tự do thoả thuận lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Trọng tài
Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả Trọng tài. Pháp luật các nưốc cũng như các điều ước quốc tế do các nước ký kết đều có những quy định về những trường hợp cho phép câc bên đương sự thoả thuận đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết, nếu các bên không hoà giải được vối nhau.
Trọng tài là cơ quan xét xử do các bên đương sự thoả thuận thành lập trong khuôn khổ pháp luật cho phép để giải quyết tranh chấp giữa chính các bên đương sự đó. Thành phần của Trọng tài do các bên đương sự thoả thuận quyết định.
Theo pháp luật và thực tiễn của các nước, Trọng tài được thành lập chỉ để giải quyết những tranh chấp dân sự nhất định, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trọng tài thường không được phép giải quyết các tranh chấp về hôn nhân, gia đình, thừa kế và một số loại tranh chấp khác do pháp luật quy định. Ví dụ, theo Điều 2 của Luật Trọng tài năm 1994 của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế, tranh chấp hành chính không thể được giải quyết bằng Trọng tài. Tuy nhiên, cũng có nước cho phép Trọng tài giải quyết cả các tranh chấp này. Nói cách khác, pháp luật các nước đều phân định rõ những tranh chấp chỉ do toà án giải quyết và những tranh chấp các bên đương sự có quyền thoả thuận đưa ra Trọng tài giải quyết.
2. Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
3. Phân loại trọng tài
Trọng tài phi chính phủ gồm hai loại: trọng tài đơn vụ (trọng tài ad hoc) và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trong tài quy chể). Trọng tài đơn vụ là Trọng tài được các bên đương sự thoả thuận thành lập để giải quyết một vụ việc cụ thể có tranh chấp; Trọng tài viên là bất kỳ người nào mà các bên chấp nhận và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định, không phụ thuộc vào danh sách trọng tài viên của các tổ chức trọng tài, không có sẵn quy tắc tố tụng cụ thể. Các bên đương sự tự quyết định thể thức thành lập trọng tài đơn vụ và thủ tục giải quyết tranh chấp phù hợp với các quy định của pháp luật quốc gia về trọng tài. Thông thường trọng tài đơn vụ gồm từ một đến ba trọng tài viên. Sau khi giải quyết xong tranh chấp, trọng tài ad hoc tự giải thể.
Khác với trọng tài đơn vụ, trọng tài thường trực được thành lập dưới hình thức Trung tâm trọng tài, một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, theo trình tự, thủ tục do pháp luật quốc gia quy định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có điều lệ tổ chức và hoạt động, có danh sách trọng tài viên và bản quy tắc tố tụng định sẵn của mình. Các Trung tâm trọng tài có thể đứng riêng, hoàn toàn độc lặp, nhưng cũng có thể nằm bên cạnh các tổ chức khác như các hiệp hội nghề nghiệp, các phòng thương mại, các phòng thương mại và công nghiệp ở các quốc gia.
Hiện nay trên thế giới cả trọng tài ad hoc và trọng tài thường trực đều được sử dụng rộng rãi trong việc giải quyết các tranh chấp trong sản xuất, kinh doanh. Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành không quy định việc chấp nhận hay không chấp nhận trọng tài ad hoc. Trên thực tế các nhà kinh doanh Việt Nam cũng chưa bao giò sử dụng loại trọng tài này để giải quyết tranh chấp.
4. Các hình thức trọng tài thương mại
Thứ nhất, trọng tài vụ việc
Đây là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ không còn tồn tại khi vụ việc đã được giải quyết xong. Đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc bao gồm:
- Được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
- Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên có tranh chấp chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ một trung tâm trọng tài nào.
- Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài khác.
Thứ hai, trọng tài thường trực
Đây là hình thức trọng tài được tổ chức khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách các trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Đa số các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài,… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Trọng tài là gì? (cập nhật 2023). Qua viết này, các thắc mắc về chỉ tiêu là gì cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận