Trợ cấp tuất là gì? (Cập nhật 2024)

Trợ cấp tuất là gì? Đây là trợ cấp thuộc chế độ từ tuất nằm trong chế độ bảo hiểm xã hội với vai trò hết sức quan trọng. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về khái niệm trợ cấp tuất là gì. Có những loại trợ cấp tuất nào? Điều kiện được hưởng trợ cấp tuất là gì cũng như các quy định của pháp luật có liên quan sẽ được thể hiện trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

trợ cấp tuất là gì
Trợ cấp tuất là gì

1. Trợ cấp tuất là gì?

Trợ cấp tuất là hình thức trợ cấp tương ứng của chế độ tử tuất được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần.

Theo đó, chế độ tử tuất là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân của họ hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội qua đời.

2. Trợ cấp tuất hàng tháng

Hằng tháng, thân nhân của người lao động đã mất sẽ được hưởng khoản trợ cấp tuất hàng tháng nếu người lao động đáp ứng các điều kiện của trợ cấp mai táng và thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Đã tham gia BHXH bắt buộc tối thiểu 15 năm và chưa từng hưởng BHXH một lần
  • Đang hưởng lương hưu của chế độ hưu trí
  • Qua đời vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
  • Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tối thiểu 61%.

Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm:

  • Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
  • Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; kèm theo điều kiện không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; kèm theo điều kiện không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; kèm theo điều kiện không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.

Theo Khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, mức trợ cấp hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở của thời điểm người tham gia BHXH qua đời. Nếu thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức hưởng là 70% mức lương cơ sở.

Lưu ý: Đối với BHXH tự nguyện thì không áp dúng trợ cấp tuất hàng tháng.

3. Trợ cấp tuất một lần

Thân nhân của người lao động đã mất sẽ được hưởng khoản trợ cấp tuất hàng tháng nếu người lao động đáp ứng các điều kiện của trợ cấp mai táng và thuộc các trường hợp sau:

  • Không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng;
  • Thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân để hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp một lần và thực hiện theo Luật thừa kế.
  • Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nếu có mong muốn hưởng trợ cấp một lần thì sẽ được hưởng, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Đối với thân nhân của người đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần sẽ căn cứ theo số năm đóng BHXH trước khi qua đời:

  • Trước năm 2014: trợ cấp giai đoạn này mỗi năm bằng 1.5 lần tiền lương bình quân đóng BHXH.
  • Từ 2014 trở đi: trợ cấp bằng 2 lần tiền lương bình quân đóng BHXH.
  • Mức trợ cấp sẽ tính bằng tổng hai giai đoạn trên nếu người tham gia trước năm 2014 có đóng BHXH. Trong đó, mức thấp nhất tính bằng 3 lần mức lương bình quân đóng BHXH.

Đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu, mức trợ cấp 1 lần sẽ căn cứ vào thời điểm đã hưởng lương hưu:

  • Nếu 2 tháng đầu tiên hưởng lương hưu mà người hưởng qua đời thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 48 lần mức lương hưu đang hưởng.
  • Nếu sau 2 tháng đầu mà người hưởng lương hưu qua đời thì cứ hưởng thêm 1 tháng hưu thì mức trợ cấp một lần giảm đi 0.5 lần tháng lương hưu. Mức hưởng thấp nhất không được dưới 3 tháng lương hưu. Cụ thể, mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x lương hưu – 0,5x (số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x lương hưu.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với BHXH tự nguyện cũng tương tự như đối với chế độ tử tuất BHXH bắt buộc.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về trợ cấp tuất là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề trợ cấp tuất là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (976 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo