Trình tự thủ tục đầu tư gia công thuốc lá 2024

Để đầu tư gia công thuốc lá cần phải các nguyên tắc cũng như những điều kiện nhất định và tuân thủ trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trình tự thủ tục đầu tư gia công thuốc lá?

Trình tự thủ tục đầu tư gia công thuốc lá
Trình tự thủ tục đầu tư gia công thuốc lá

1. Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá.
  • Nghị định 08/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP

2. Thuốc lá là gì?

  • Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc). Thuật ngữ thuốc lá thường được dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu.

3. Điều kiện để thực hiện thủ tục đầu tư gia công thuốc lá

  • Khoản 1 Điều 24 Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá quy định như sau:

“Điều 24. Điều kiện, trình tự thủ tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đầu tư sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu; di chuyển địa điểm theo quy hoạch; đầu tư chế biến nguyên liệu thuốc lá

  1. Các dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất của toàn ngành thuốc lá được Bộ Công Thương xác định theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;

c) Việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy mô và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.”

  • Căn cứ vào quy định trên thì các dự án đầu tư gia công thuốc lá phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
    • Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
    • Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất của toàn ngành thuốc lá được Bộ Công Thương xác định theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 ;
    • Việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy mô và kế hoạch.

4. Trình tự, thủ tục đầu tư gia công thuốc lá

  • Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 24 67/2013/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục đầu tư gia công thuốc lá được thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cần thực hiện xin Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá. Cụ thể:

  • Bước 1.1 Xin Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá cần:
    • Đáp ứng những điều kiện sau đây: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; Có dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá; Toàn bộ máy móc thiết bị phải có nguồn gốc hợp pháp; Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến lược sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá bao gồm:
    • Đơn đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá;
    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh;
    • Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.
  • Nộp hồ sơ cho Bộ Công Thương:
    • Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá cho Bộ Công Thương;
    • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do; Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
  • Thông tin về Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá:
    • Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
    • Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá có thời hạn 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá trong trường hợp tiếp tục chế biến.
  • Bước 1.2 Xin Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật như: Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá; Điều kiện về máy móc thiết bị:
  • Hồ sơ cần chuẩn bị:
    • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá (theo mẫu).
    • Công ty con gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá về công ty mẹ. Công ty mẹ là đại diện tổ hợp công ty mẹ-công ty con, tổng hợp hồ sơ (bao gồm hồ sơ của công ty mẹ và các công ty con) đề nghị Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho tổ hợp công ty mẹ-công ty con (theo mẫu).
    • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 (ba) năm gần nhất (nếu có) và dự kiến sản lượng sản xuất kinh doanh của 05 (năm) năm tiếp theo (theo mẫu ).
    • Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị cuốn điếu thuốc lá và đóng bao thuốc lá (theo mẫu).
    • Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác (theo mẫu).
    • Bảng kê về đầu tư trồng cây thuốc lá (theo mẫu)
  • Nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương:
    • Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho Bộ Công Thương;
    • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
  • Một số thông tin về Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:
    • Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
    • Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp tiếp tục sản xuất.

Bước 2: Gửi văn bản và dự án đầu tư đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến Bộ Công Thương. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung:

  • Tên dự án,
  • địa điểm,
  • thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan,
  • quy mô, sản lượng sản xuất, hiệu quả của dự án,
  • phương án xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu đầu tư thay thế);

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sử lý hồ sơ:

  • Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản trả lời.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
  • Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;

Bước 4. Doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật

  • Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ triển khai thực hiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương.

Bước 5: Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá đã thay thế trong quá trình đầu tư

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo