Triết học Phật giáo là gì? Những vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo

Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện vào thế kỷ VI trước công nguyên. Người sáng lập ra Phật giáo là Buddha (Phật) còn có nghĩa "giác ngộ". Vậy Triết học Phật giáo là gì? Những vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Unnamed 0802
Triết học Phật giáo là gì? Những vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo

1. Khái niệm triết học

Triết học, một môn khoa học được hình thành từ rất sớm và là cha đẻ của các môn khoa học khác hiện nay như: toán học, thiên văn học, y học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học…... chiếc nôi của triết học phải nói đến Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ và Trung Quốc. Triết học từ thời Hy lạp cổ đại được hiểu theo nghĩa là sự thông thái, sự hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ.

Ở Trung Quốc được gọi là Triết nghĩa là Trí Tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người và thế giới. Còn ở Ấn Độ thì gọi (triết học) là Dar’sana nghĩa là chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp, theo tiếng Latinh từ triết học là Philosophia nghĩa là yêu thích sự thông thái, "ái trí", nó vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khác vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. 

Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, Triết học là chuẩn mực tri thức được hệ thống hóa qua từng thời đại.

2. Triết học của Phật giáo là gì? 

Phật giáo luôn tránh các câu hỏi có tính lý luận siêu hình và triết lý, không phải vì Phật từ chối dùng triết học hay vì Phật giáo không có triết học, mà vì thấy rõ mối nguy, nói cách khác là cái bẫy của lý luận siêu hình và triết lý luôn dẫn chúng sinh sa vào kinh viện mà quên mất mục đích sống còn là giải thoát khỏi khổ. Mục đích, tôn chỉ của Phật giáo là chỉ nhằm hiểu cho được khổ và diệt cho được Khổ.

Có thể nói giáo lý Phật giáo là học thuyết về Khổ và giải thoát khỏi Khổ được xây dựng một cách hệ thống, toàn diện trên những vấn đề căn bản của triết học. Nếu phân tích theo cấu trúc vấn đề của triết học phương Tây thì đó chính là:

- Bản thể luận Duyên khởi, Tính Không, Vô thường;

- Nhận thức luận Trung đạo, Nội quán, Trực giác Bát nhã;

- Nhân sinh luận Vô ngã, Vị tha, Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chính Đạo, A La Hán, Bồ Tát ...

Từ những vấn đề cơ bản của triết học đó, Phật giáo có đối tượng, mục đích, phương pháp và nội dung không giống với các tôn giáo và triết học khác, nhất là so với triết học phương Tây:

- Mục đích là giải thoát chúng sinh khỏi khổ.

- Đối tượng là nắm bắt được bản chất Không, Vô ngã, Vô thường của tồn tại.

3. Các giai đoạn lịch sử của triết học Phật giáo

Sự phát triển của triết học Phật giáo Ấn Độ thành ba giai đoạn.

  • Giai đoạn đầu tiên liên quan đến các câu hỏi của các giáo lý nguyên thủy bắt nguồn từ các truyền thống truyền miệng bắt nguồn từ cuộc đời của Đức Phật, và phổ biến cho tất cả các giáo phái sau này của Phật giáo.
  • Giai đoạn thứ hai liên quan đến Phật giáo "kinh viện" không phải là đại thừa, như hiển nhiên trong các văn bản Abhidharma bắt đầu vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên có tính năng viết lại mang tính kinh viện và phân loại sơ đồ của các tài liệu trong kinh điển đời trước.
  • Giai đoạn thứ ba của sự phát triển triết học Phật giáo Ấn Độ liên quan đến Phật giáo "siêu hình" Đại thừa, bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ nhất, trong đó nhấn mạnh đến đời sống tu sĩ và con đường của một vị bồ tát. Các yếu tố khác nhau của ba giai đoạn này được kết hợp và/hoặc phát triển hơn nữa trong triết lý và thế giới quan của các giáo phái khác nhau mà sau đó đã xuất hiện.

4. Nghiên cứu tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện

4.1. Bản thể luận

Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng, cũng như con người là không có thực, là ảo giả do vô minh đem lại. Thế giới (nhất là thế giới hữu sinh - con người) được cấu tạo do sự tổng hợp của các yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Danh và sắc được chia làm 5 yếu tố (gọi là ngũ uẩn).

Danh và sắc chỉ tụ hội với nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Cho nên, không có cái tôi (vô ngã). Bản chất tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên và không thể có cái vĩnh hằng.

Thế giới (sự vật và hiện tượng) luôn biến đổi theo chu trình: Sinh - Trụ - Dị - Diệt (hoặc: Thành - Trụ - Hoại - Không) theo luật nhân quả. Khái niệm “Duyên” của Phật giáo được coi vừa là kết quả (quá trình cũ) và là nguyên nhân (quá trình mới).

4.2. Nhân sinh quan

Phật giáo bác bỏ Brahma(Thần sáng tạo) và Atman(cái tôi) nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp của Upanishad. Mục đích cuối cùng của Phật giáo là tìm ra con đường giải thoát đưa chúng sinh ra khỏi vòng luân hồi bất tận. Để đi tới giải thoát, Phật nêu lên "Tứ Diệu đế" tức là bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được.

a) Khổ đế: Phật giáo cho rằng cuộc đời là bể khổ, bao gồm 8 thứ khổ, gọi là "Bát khổ":(1) Sinh; (2) Lão; (3) Bịnh; (4) Tử; (5) Thụ biệt ly: Yêu thương nhau phải xa nhau; (6) Oán tăng hội: Ghét nhau phải hội tụ với nhau; (7) Sở cầu bất đắc: Muốn mà không được; (8) Thủ ngũ uẩn: Khổ vì có sự tồn tại của thân xác.

b) Nhân đế
Nhân đế còn gọi là tập đế, vì cho rằng mọi cái khổ đều có nguyên nhân. Đó là 12 nhân duyên, còn gọi là "Thập nhị nhân duyên":

(1) Vô minh là không sáng suốt, không nhận thức được thế giới, sự vật và hiện tượng đều là ảo giả mà cứ cho đó là thực. Thế giới (sự vật, hiện tượng) đều do các Duyên hòa hợp với nhau tạo nên.

(2) Duyên hành là hoạt động của ý thức, sự giao động của tâm, của khuynh hướng, và đã có mầm mống (manh nha) của nghiệp.

(3) Duyên thức là tâm thức từ chỗ trong sáng cân bằng trở nên ô nhiễm, mất cân bằng. Cái tâm thức đó tùy theo nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác để hiện hình, thành ra một đời  khác.

(4) Duyên danh - sắc là sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần.

(5) Duyên lục nhập là quá trình tiếp xúc với lục trần (lục căn: cơ quan cảm giác; lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

(6) Duyên xúc là sự tiếp xúc giữa lục căn, lục trần.

(7) Duyên thụ là cảm giác do tiếp xúc mà nảy sinh ra yêu ghét buồn vui.

(8) Duyên ái là yêu thích, ở đây chỉ sự nảy sinh dục vọng.

(9) Duyên thủ muốn giữ lấy, chiếm lấy.

(10) Duyên hữu là xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải tồn tại (hữu) tức là đã có hành động tạo nghiệp.

(11) Duyên sinh: Đã có tạo nghiệp, tức là có nghiệp nhân ắt có nghiệp quả, tức là

(12) Duyên lão - tử: Có sinh tất có già và chết đi. Sinh - lão - tử là kết quả cuối cùng của một quá trình, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân của một kiếp trong vòng luân hồi mới.

c) Diệt đế là khẳng định cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm dứt được luân hồi.

d) Đạo đế

Tu để thành Phật quả, nhập được Niết bàn, là quả cao nhất của người tu Phật và cũng là mục đích duy nhất của Phật học. Nhưng vì nghiệp lành dữ không giống nhau, tri thức không đều nhau mà Phật giáo chia các pháp môn thành 5 loại gọi là năm THỪA1. Khái quát tất cả các môn pháp trên chúng ta có thể coi con đường giải thoát, diệt khổ của Phật giáo bao gồm 8 con đường (Bát đạo chính):

(1) Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn nhất là Tứ diệu đế.

(2) Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn.

(3) Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính.

(4) Chính nghiệp: Nghiệp có tà nghiệp và chính nghiệp. Tà nghiệp: phải giữ giới

Chính nghiệp: Thân nghiệp - Khẩu nghiệp - Ý nghiệp.

(5) Chính mệnh: Phải tiết chế dục vọng và giữ giới (giữ các điều răn).

(6) Chính tinh tiến: Phải hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền bá Phật giáo.

(7) Chính niệm: Phải thường xuyên nhớ Phật, niệm Phật.

(8) Chính định: Phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường và nỗi khổ.

Với " Bát chính đạo" con người có thể diệt trừ được vô minh, giải thoát và nhập vào Niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo