Trích lục khai tử được sử dụng để minh chứng việc một cá nhân đã qua đời. Trích lục khai tử và giấy chứng tử thường hay bị nhầm lẫn. Vậy, trích lục khai tử và giấy chứng tử cụ thể có khác biết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc phân biệt trích lục khai tử và giấy chứng tử mới nhất 2022. Hy vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
- Trích lục khai tử
- Giấy chứng tử
- Phân biệt trích lục khai tử và giấy chứng tử
Phân biệt trích lục khai tử và giấy chứng tử (Mới nhất 2022)
1. Trích lục khai tử
Trích lục khai tử là bản được cấp sao y dựa vào dữ liệu gốc tại sổ quản lý hộ tịch ở địa phương để xác nhận về việc một người nào đó đã mất; trong bản trích lục khai tử này có những nội dung bao gồm như họ và tên; ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân; thời gian mất cùng một số thông tin khác. Trích lục khai tử còn được hiểu là lấy thông tin về đăng ký khai tử của một người trong sổ gốc được lưu trữ tại cơ quan nhà nước. Cán bộ hộ tịch cũng ghi chú thông tin khai tử trong sổ hộ tịch để quản lý. Trích lục khai tử kết quả sẽ là giấy trích lục khai tử với giá trị pháp lý tương tự giấy chứng tử.
2. Giấy chứng tử
Đăng ký khai tử là thủ tục pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm xác nhận sự kiện chết của một con người và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của con người đó, đồng thời, là phương tiện để nhà nước theo dõi biến động dân số của mình.
Giấy chứng tử là kết quả của thủ tục pháp lý đăng ký khai tử. Khi đăng ký khai tử, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng tử nhằm xác nhận một người đã chết và xác định chấm dứt các quan hệ pháp luật của con người đó kể từ thời điểm chứng tử. Giấy chứng tử là thành phần hồ sơ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến người chết: Chia thừa kế, hưởng chế độ, hưởng bảo hiểm…
3. Phân biệt trích lục khai tử và giấy chứng tử
3.1. Hồ sơ trích lục khai tử và giấy chứng tử
*Một bộ hồ sơ xin trích lục giấy khai tử bao gồm những thành phần sau:
- Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch (theo mẫu);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân;
- Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với thân nhân quá cố của người yêu cầu cấp trích lục;
- Giấy tờ ủy quyền, trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục:
+Đối với trường hợp người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì phải có Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực.
+Đối với trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì phải có Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
*Một bộ hồ sơ đăng ký khai tử bao gồm những thành phần sau:
Theo quy định tại Điều 34, Điều 52 Luật Hộ tịch 2014 và Hướng dẫn tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người đi đăng ký khai tử cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ sau đây:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
3.2. Thủ tục xin trích lục khai tử và giấy chứng tử
*Thủ tục xin trích lục khai tử
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người dân có yêu cầu cấp trích lục khai tử cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người dân có yêu cầu cấp trích lục khai tử có thể nộp hồ sơ ngay tại UBND cấp xã nơi đăng ký khai tử cho người đã mất. Người làm công tác hộ tịch tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét thành phần hồ sơ, nội dung trong các văn bản đó để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu thành phần hoặc nội dung trong các văn bản còn chưa chính xác thì sẽ hướng dẫn điều chỉnh. Còn nếu hồ sơ đã hợp lệ thì sẽ cấp giấy biên nhận. Đồng thời đây cũng chính là giấy hẹn trả kết quả thủ tục hành chính, thông thường là 01 ngày.
Bước 3: Bước nhận kết quả
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, người làm công tác hộ tịch sẽ rà soát hồ sơ hộ tịch và trả kết quả theo ngày trên giấy hẹn trả. Theo đúng ngày đó, người dân có yêu cầu cấp trích lục khai tử quay lại nơi nộp hồ sơ thể nhận kết quả.
*Thủ tục xin xin cấp giấy chứng tử
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết, vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký khai tử tại UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
- Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
- Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Bước 3: Giải quyết khai tử
Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Trên đây là những thông tin chi tiết về phân biệt trích lục khai tử và giấy chứng tử mới nhất 2022 mà Công ty Luật ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến giá trị thiết thực với bạn. Nếu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy cứ liên hệ đến với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. ACC sẽ luôn cung cấp những dịch vụ tốt nhất với quý khách hàng. Công ty Luật ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận