Treo biển quảng cáo, biển hiệu công ty đúng quy định

Treo bảng hiệu công ty ngay sau khi đăng ký kinh doanh có phải là quy định bắt buộc? Treo biển hiệu đúng quy định là như thế nào? Còn hộ kinh doanh, cửa hàng thì sao? Có bắt buộc phải treo biển hiệu?

Nhiều người lựa chọn hình thức treo biển quảng cáo tại nhà để thuận tiện cho việc quảng cáo và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, treo biển quảng cáo tại nhà có cần xin giấy phép hay không?

Để giúp bạn nắm rõ được các quy định về treo biển hiệu công ty. Luật ACC xin cung cấp những thông tin căn cứ vào nghị định, luật treo bảng hiệu cho công ty, cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể qua bài viết sau đây:

 
Treo biển quảng cáo đúng quy định
Treo biển quảng cáo đúng quy định

I. Quy định treo bảng quảng cáo, biển hiệu công ty là thế nào?

- Theo quy định pháp luật treo bảng quảng cáo, biển hiệu công ty thì có 3 cơ quan quản lý:

  • Bộ Công Thương căn cứ vào luật doanh nghiệp 59/2020/QH14
  • Bộ văn hoá thể thao du lịch căn cứ theo Văn bản hợp nhất Luật Quảng Cáo số 47/VBHN-VPQH 2018 và Văn bản hợp nhất nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL quy định về “Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu”
  • Bộ Xây Dựng căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” của Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 mã số QCVN 17:2018/BXD

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về nghĩa vụ gắn Tên doanh nghiệp tại trụ sở chính như sau:

  • Tên của doanh nghiệp phải được viết, đặt, treo, dán hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

- Theo quy định tại điều 34 Văn bản hợp nhất Luật Quảng Cáo số 47/VBHN-VPQH 2018 Quy định về “Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh”

1. Biển hiệu phải có các nội dung

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.

2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định Luật Quảng Cáo

Điều 18. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài

3. Kích thước biển hiệu

a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng

5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Theo quy định tại mục 2.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” của Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 mã số QCVN 17:2018/BXD:

  • Đối với biển hiệu
    Vị trí: treo/gắn/ốp sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
    Trường hợp biển hiệu treo ngang cổng hoặc lối vào phải đảm bảo khoảng cách thông thủy từ mép dưới biển xuống điểm cao nhất của mặt lối đi không nhỏ hơn 4,25 m.”

- Điều 23 Văn bản hợp nhất nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn Hoá Thể Thao Du Lịch quy định về “Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu”

1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;
b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

2. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;

3. Số lượng biển hiệu được treo

Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

4. Nội dung biển hiệu:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);
đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);
e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào

II. Treo biển quảng cáo, treo biển hiệu tại nhà có phải xin phép không?

Treo biển hiệu công ty đúng quy định
Treo biển hiệu công ty đúng quy định
 

Điều 22 Văn bản hợp nhất nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL về “ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng” quy định:
Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế này

Kết luận: Theo các quy định pháp luật hiện hành thì việc treo bảng quảng cáo, biển hiệu công ty tại nhà không cần phải xin giấy phép nhưng tuân thủ các quy định tại điều 23 Quy chế 604/VBHN-BVHTTDL

III. Xin giấy phép quảng cáo ngoài trời, giấy phép lắp biển quảng cáo

Theo quy định của Luật Quảng Cáo, từ ngày 01/01/2013 bãi bỏ việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác thay bằng thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn.

1. Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời

Căn cứ Điều 28 Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo Số 47/VBHN-VPQH năm 2018 quy định:

  • Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
  • Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.

2. Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo đặt ngoài trời, đăng ký quảng cáo ngoài trời

Căn cứ Điều 29 Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo Số 47/VBHN-VPQH năm 2018 quy định:

Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thờgian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo.

  1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ngưi quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
  2. Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tĐiều 20 của Luật này.
  3. Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.
  4. Ma-késản phẩm quảng cáo in mu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
  5. Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo
  6. Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
  7. Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phảcó giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 3của Luật này.

3. Trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo ngoài trời

Tiếp nhận nhận báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo
Tiếp nhận nhận báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo

Căn cứ Điều 30 Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo Số 47/VBHN-VPQH năm 2018 quy định:

  1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thm quyn về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.
  2. Trong thi hạn 05 ngày làm việc, k từ ngày cơ quan có thẩm quyn về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lờthì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đng ý, phải trả lời bng văn bản và nêu rõ lý do

4. Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo ngoài trời

Căn cứ Điều 31 Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo Số 47/VBHN-VPQH năm 2018 quy định:

1. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài tri, bin hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gn vào công trình xây dựng có trước phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của đa phương.

2Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:

  • Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời; biển hiệu, bảng quảng cáo kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) tr lên;
  • Bảng quảng cáo đứng độc lậpdiện ch một mặt từ 40 mét vuông (m2) tr lên.

5Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo ngoài trời gồm có:

Căn cứ Điều 31 Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo Số 47/VBHN-VPQH năm 2018 quy định:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo, Đơn đề nghị xin cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời, Mẫu công văn xin treo biển quảng cáo

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

b) Bn sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

c) Bản sao có chng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhn quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảncáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;

d) Trường hợp công trình quảng cáo gn với công trình đã có trước phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản  công trình đã có trước;

đ) Bn vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng đin hình; mặt bằng móng của công trình có ch ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trưng hợp công trình quảng cáo gn vào công trình đã có trước thì bn vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

6Trình tự, th tc cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:

Căn cứ Điều 31 Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo Số 47/VBHN-VPQH năm 2018 quy định:

  1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
  2.  Trường hợp địa đim quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của đa phương cp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  3. Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ny làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả li bằng văn bản gửcho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trưng hợp không cấp giấy phép, phải trả lờbằng văn bản và nêu rõ lý do.
  4. Sau khi có Giấy phép của Sở Xây dựng thì Sở Văn hóa Thể thao Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên phương tiện quảng cáo nêu trên.

7. Trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;

b) Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của đa phương;

c) Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tiđại chúng của địa phương;

Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;

b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.

IV. Chi phí, lệ phí xin giấy phép quảng cáo

Theo quy định của Luật Quảng cáo 2012 bãi bỏ việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác thay bằng thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn. Vì vậy không thu lệ phí xin giấy phép quảng cáo

Việc cấp phép xây dựng công trình quảng cáo đối với màn hình quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên; biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu tương tự gắn với công trình xây dựng có sẵn; bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên do Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo.

Chính vì thế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 74/2014/TT-BTC bãi bỏ Thông tư số 154/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Theo đó, các khoản lệ phí bãi bỏ gồm: lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự; lệ phí thực hiện quảng cáo trên phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động và các hình thức tương tự khác; lệ phí thực hiện quảng cáo trên băng rôn (bao gồm cả băng rôn dọc và băng rôn ngang).

V. Dịch vụ xin phép biển quảng cáo ngoài trời

Công ty Luật ACC với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ xin giấy phép biển quảng cáo và mối quan hệ rộng rãi sẽ đảm bảo hỗ trợ các đơn vị kinh doanh hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý đúng quy định. Giúp khách hàng nhận được giấy phép quảng cáo trong thời gian ngắn với chi phí hợp lý cho tất cả mọi lĩnh vực.
ACC với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, đầy nhiệt huyết. ACC tự tin mang đến bạn dịch vụ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời tốt nhất, sẵn lòng hỗ trợ khách hàng khi bạn có nhu cầu. Công ty Luật ACC cam kết việc xin giấy phép quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn luôn phù hợp với pháp lý hiện hành, giúp khách hàng nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng của mình một cách hiệu quả.

Quy trình thực hiện dịch vụ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời của ACC

  1. Tư vấn và giải đáp các vướng mắc
  • Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép quảng cáo
  • Tư vấn thủ tục xin Giấy phép quảng cáo
  • Tư vấn hồ sơ tài liệu cần và đủ cho việc cấp phép
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác
  1. Hoàn thiện hồ sơ, tài liệu liên quan:
  • Luật ACC soạn, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu xin giấy phép quảng cáo
  • Công chứng, chức thực các giấy tờ liên quan
  • Thông báo kết quả và tiến độ thường xuyên cho khách hàng
  1. Đại diện khách hàng:
  • Công ty Luật ACC sẽ đại diện khách hàng nộp và theo dõi hồ sơ xin cấp phép
  • Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao cho quý khách

VI. Xử phạt vi phạm hành chính về biển quảng cáo, biển hiệu

1. Xử phạt không treo bảng hiệu

Được quy định tại khoản 2 điều 34 nghị định 50/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

2. Mức phạt treo biển quảng cáo, biển hiệu sai quy định

Theo quy định Điều 66 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, và được sửa đổi bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP:
Điều 66. Vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
g) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d và g khoản 2, khoản 3 Điều này.”

VII. Quy định về biển hiệu, biển quảng cáo của hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh có bắt buộc phải treo biển hiệu?

Việc gắn tên doanh nghiệp (treo biển hiệu) tại trụ sở chính chỉ bắt buộc đối với các loại hình doanh nghiệp (căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 59/2020/QH14). Đối với hộ kinh doanh, việc bắt buộc gắn tên hộ kinh doanh (treo biển hiệu) tại trụ sở chính không được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP (theo Điều 88).

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải treo biển hiệu tại trụ sở hoặc nơi sản xuất kinh doanh

2. Hộ gia đình kinh doanh treo biển hiệu, biển quảng cáo thế nào để không bị phạt?

Việc treo biển hiệu phải đảm bảo theo đúng quy định, quy chuẩn quản lý của cơ quan chức năng và được quy định tương tự như đối với doanh nghiệp về hình thức, nội dung và chế tài khi vi phạm.
Tham khảo mục I. Treo biển (bảng) hiệu công ty đúng quy định là thế nào?

VIII. Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè

Việc đặt biển quảng cáo trên vỉa hè vi phạm các quy định về quảng cáo và lấn chiếm vỉa hè sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ một số quy định xử phạt VPHC theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Điều 60 (Nghị định 158/2013/NĐ-CP): Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo

- Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ quảng cáo, buộc tháo dỡ công trình.

Điều 12 (Nghị định 46/2016/NĐ-CP): Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; Chiếm dụng dải phân

IX. Căn cứ pháp lý việc treo biển quảng cáo, biển hiệu

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/6/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021
  • Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo Số 47/VBHN-VPQH ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2018
  • Văn bản hợp nhất nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL về “ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng” ban hành ngày 21 tháng 02 năm 2019
  • Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, ban hành ngày 01 tháng 6 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2016
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” của Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 mã số QCVN 17:2018/BXD
  • Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, và được sửa đổi bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo