Trẻ em có phải đội mũ bảo hiểm không? (Cập nhật 2023)

Ở Việt Nam, dân số sử dụng xe máy làm phương tiện tham gia lưu thông chiếm tới 90% . Do đó, việc đội nón bảo hiểm là vô cùng cần thiết. Đội nón bảo hiểm để bảo vệ phần đầu, khi xảy ra tai nạn hoặc va đập sẽ hạn chế tối đã những biến chứng đến hộp sọ và não bộ của bạn – một trong nhưng cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta. Hãy cùng ACC tìm hiểu để trả lời cho thắc mắc trẻ em có phải đội mũ bảo hiểm không trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ Em Có Phải đội Mũ Bảo Hiểm KhôngTrẻ em có phải đội mũ bảo hiểm không

1. Tại sao phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em?

Theo nhiều báo cáo và nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì cứ 4 phút trôi qua trên thế giới sẽ có 1 trẻ em bị tử vong có nguyên nhân từ chấn thương vùng đầu khi tham gia giao thông và trong các trò chơi vận động. Riêng ở Việt Nam vào khoảng 2.000 trẻ em tử vong. Trẻ em chiếm gần 20% số lượng người tử vong trong tổng số người tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm.

Não bộ là trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể. Các thương tật ở vùng đầu gây ảnh hưởng đến não có thể sẽ khiến trẻ gặp những thương tật vĩnh viễn về sau.Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ làm giảm 42% nguy cơ tử vong và giảm tới 69% các thương tích vùng mặt và đầu – đó là kết quả được đưa ra sau nhiều nghiên cứu tổng quan trên toàn thế giới.  Do đó đội mũ bảo hiểm là một phương pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế tối đa các chấn thương về phần đầu ở trẻ em.

Không những thế, ở các nước phương Tây thì không chỉ khi ngồi sau xe máy mà trẻ em ở đây khi tham gia bất kỳ hoạt động vui chơi, thể thao nào từ đạp xe, trượt ván,…đều buộc phải có mũ bảo hiểm chuyên dụng. Mỗi bậc cha mẹ phương Tây đều sớm ý thức được lợi ích đội mũ bảo hiểm cho trẻ em mang lại trong việc bảo vệ bộ phận quan trọng nhất của cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của con em mình. 

Ngoài ra, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ sớm sẽ giúp trẻ rèn luyện được ý thức tự biết bảo vệ bản thân cũng như tạo cho trẻ một thói quen tốt khi tham gia giao thông, góp phần thúc đẩy một môi trường giao thông an toàn, văn minh và hiện đại sau này.

2. Quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm ở trẻ em

Ở Việt Nam việc đội mũ bảo hiểm với người tham gia giao thông bằng xe máy đã là điều bắt buộc từ rất nhiều năm gần đây. Theo Khoản 3, Điều 6 của Nghị định 46 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ thì đã có nêu rõ về quy định đội mũ bảo hiểm với trẻ em: chỉ trẻ em dưới 6 tuổi là không cần đội mũ bảo hiểm, từ 6 tuổi trở lên đều phải được dùng mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách.

Trong thực tế thì đa số cha mẹ, các bậc phụ huynh đều không quá quan tâm đến vấn đề này lắm vì cho rằng con còn nhỏ thì không cần. Thực trạng này chủ yếu xuất phát từ tâm lý dùng mũ bảo hiểm để đối phó với các cơ quan chức năng hơn là từ nhận thức đảm bảo an toàn cho bản thân và người cùng tham gia giao thông.

Theo như luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em đã nêu ở trên thì đối với các trường hợp trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy thì người điều khiển phương tiện giao thông đó sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000đ

3. Quy định về mức xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm

Từ ngày 01/01/2020, khi Nghị định 100 do Chính phủ ban hành bắt đầu có hiệu lực. Mức phạt đối với vi phạm tăng đáng kể so với trước đây.

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.

Với người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện. Mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.

Với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện. Mức xử phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.

4. Một số trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Cùng với đó, căn cứ vào các mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Những người sau đây tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm:

  • Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
  • Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
  • Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.

Trên thực tế, vì những lí do khác nhau, một số người vẫn không chấp hành đúng quy định của pháp luật. Do đó, pháp luật quy định rất chặt chẽ về hình thức xử phạt khi phạm lỗi này.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các loại xe kể trên đề phải đội mũ bảo hiểm. Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Ghi nhận 3 trường hợp không phải đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

  • Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
  • Trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước). Trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ nếu thuộc một trong 03 trường hợp được nêu trên.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về trẻ em có phải đội mũ bảo hiểm không. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo