Sau khi kiểm soát được dịch bệnh covid trên toàn cầu, hoạt động du lịch đã ngày một phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Đây là nhu cầu thiết yếu của người dân để giải toả căng thăm sau những ngày làm việc mệt mỏi. Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán khi đi du lịch, đặc biệt đối với khách ngoại quốc thì càng được quan tâm hơn. Séc du lịch - tiếng anh gọi là Traveller's cheque là một công cụ thanh toán được áp dụng từ năm 1874. Vậy Traveller's cheque là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Traveller's cheque là gì? (cập nhật 2023).
Traveller's cheque là gì? (cập nhật 2023)
1. Traveller's cheque là gì?
Traveller's cheque có nghĩa là Séc du lịch, là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế.
Séc du lịch (séc cho một số tiền cố định, do một ngân hàng.. bán ra, và có thể dễ dàng rút tiền mặt ở các nước ngoài).
2. Khái quát về séc du lịch - Traveller's cheque
Khái niệm séc du lịch:
Séc du lịch được hiểu là một phương tiện trao đổi đã từng rất phổ biến nhưng hiện nay đã trở nên lỗi thời, được sử dụng như một phương thức thay thế cho tiền giấy hoặc tiền xu. Các sản phẩm thông thường được sử dụng bởi những người đi du lịch ở nước ngoài. Nó cung cấp một phương thức thanh toán an toàn để đi du lịch nước ngoài mà không cần tiền mặt.
Bên phát hành thông thường là ngân hàng, cung cấp bảo mật phòng trừ trường hợp séc bị mất hoặc bị đánh cắp. Bắt đầu từ cuối những năm 1980, séc du lịch hàng ngày đã được thay thế bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trả trước.
Séc du lịch được sử dụng như là một công cụ thanh toán được áp dụng từ năm 1874, khi Công ty Thomas Cook Holidays (lúc đó đã thành lập được 33 năm) ký bán cho khách hàng của mình các tấm phiếu thông báo cho phép họ có thể dùng để thanh toán chi phí khách sạn hoặc các món tiêu vặt tại một số cơ sở đại lý được chỉ định ở nước ngoài.
Công ty American Express đã đưa séc du lịch vào sử dụng từ năm 1891. Séc du lịch cũng giống như là một tờ giấy thay đô la tiền mặt. Ngày nay, 65% số người đi du lịch ở nước ngoài dùng séc du lịch. Séc du lịch đã tiến một bước quan trọng vào năm 1979 khi Hiệp hội Visa tham dự thị trường dịch vụ thanh toán du lịch.
Về bản chất, séc du lịch là một loại séc đích danh, cho phép du khách có thể thanh toán cho các dịch vụ và hàng hoá dịch vụ mà không cần tiền mặt khi đi du lịch. Séc du lịch chỉ được đưa vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Chính vì vậy mà séc du lịch được coi như một phương tiện thanh toán thuận tiện, chắc chắn như tiền mặt và có thể dùng được ở nhiều nước cũng như an toàn, séc có thể thay thế khi bị rơi hoặc mất cắp.
Để nhằm giúp các chủ thể có thể dễ dàng nhận biết séc du lịch cần lưu ý trên séc du lịch có những nội dung cơ bản sau:
– Tiêu đề séc du lịch (tiếng Anh là Traveller’s cheque, tiếng Pháp là Cheque de voyage).
– Số séc.
– Tên và biểu tượng của tổ chức phát hành.
– Tên và biểu tượng của cơ sở thành viên phát hành.
– Giá trị của séc được in sẵn (thường bằng các đồng tiền mạnh trên thế giới như EUR, USD, GBP, JPY và với mệnh giá lớn hơn mệnh giá của các đồng tiền mặt).
– Phần dành cho khách du lịch ký khi mua.
– Phần dành cho khách du lịch ký khi thanh toán.
– Thời hạn hiệu lực của séc (có thể có, có thể không).
– Khu vực các ngân hàng trả tiền (có thể có, có thể không).
Trong quy trình lưu thông của séc du lịch thường có các đối tượng tham gia cụ thể như các đối tượng cơ bản sau đây: người mua séc du lịch (thông thường là khách du lịch), cơ sở phát hành séc du lịch (thường là đại lý của các mạng thanh toán), cơ sở nhận séc du lịch (có thể là cơ sở du lịch, có thể là ngân hàng), cơ sở thu hộ séc du lịch (thường là đại lý của các mạng thanh toán).
Để các chủ thể có thể đảm bảo cho việc séc du lịch được lưu thông hợp lệ và an toàn, các đối tượng có liên quan trực tiếp đến séc du lịch sẽ cần chú ý đảm bảo một số nguyên tắc nhất định.
3. Các nội dung của Séc du lịch
+ Tiêu đề ‘séc du lịch’ (tiếng Anh là Traveller's cheque, tiếng Pháp là Cheque de voyage)
+ Số séc
+ Tên và biểu tượng của tổ chức phát hành
+Tên và biểu tượng của cơ sở thành viên phát hành
+ Giá trị của séc được in sẵn (thường bằng các đồng tiền mạnh trên thế giới như EUR, USD, GBP, JPY và với mệnh giá lớn hơn mệnh giá của các đồng tiền mặt).
+ Phần dành cho khách du lịch ký khi mua
+ Phần dành cho khách du lịch ký khi thanh toán
+ Thời hạn hiệu lực của séc (có thể có, có thể không)
+ Khu vực các ngân hàng trả tiền (có thể có, có thể không)
Trong quy trình lưu thông séc du lịch thường có các đối tượng tham gia như: người mua séc du lịch (thông thường là khách du lịch), cơ sở phát hành séc du lịch (thường là đại lý của các mạng thanh toán), cơ sở nhận séc du lịch (có thể là cơ sở du lịch, có thể là ngân hàng), cơ sở thu hộ séc du lịch (thường là đại lý của các mạng thanh toán).
Để đảm bảo séc du lịch được lưu thông hợp lệ và an toàn, các đối tượng có liên quan trực tiếp đến séc du lịch cần chú ý đảm bảo một số nguyên tắc nhất định.
Đối với khách du lịch, khi sử dụng séc du lịch cần chú ý đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Khi mua séc du lịch: có thể trả bằng tiền mặt, có thể thanh toán theo hình thức chuyển khoản với giá trị của tờ séc (X) thường theo nguyên tắc X + 1%X; phải ký tên trên mỗi tờ séc (chú ý ký bằng chữ ký đơn giản).
Khi thanh toán: séc du lịch chỉ có thể được thanh toán bởi người hưởng séc, không thể chuyển nhượng được. Chủ sở hữu séc du lịch có thể thanh toán trực tiếp cho các dịch vụ, hàng hoá tại các cơ sở du lịch có nhận thanh toán bằng séc du lịch hoặc có thể đổi ra tiền mặt tại các ngân hàng là đại lý của các cơ sở phát hành séc du lịch. Để tờ séc du lịch được chấp nhận thanh toán, chủ sở hữu séc phải ký được chữ ký thứ 2 trùng khớp với chữ ký thứ nhất (đã ký khi mua séc du lịch) trước mặt nhân viên thu ngân hoặc nhân viên ngân hàng. Về nguyên tắc, khi thanh toán không mất phí, nhưng trên thực tế các cơ sở nhận thanh toán thường vẫn thu phí (commission) từ 0,5 - 2%.
Khi mất séc du lịch: trong trường hợp mất séc du lịch, chủ sở hữu phải thông báo ngay cho cơ sở phát hành séc (cũng có thể là một cơ sở đại lý của các cơ sở phát hành) để được đền bù (thường đến một giá trị nhất định). Các giấy tờ thường được yêu cầu xuất trình khi muốn đền bù cho những séc du lịch bị mất bao gồm: giấy tờ tuỳ thân có ảnh (chứng minh thư, hộ chiếu), bản tường thuật về mất séc du lịch.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Traveller's cheque là gì? (cập nhật 2023). Qua viết này, các thắc mắc về Traveller's cheque là gì cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận