Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại quốc tế có sự tham gia của các chủ thể có quốc tịch khác nhau, hoặc có sự chuyển dịch vốn và tài sản khác từ quốc gia hay vùng lãnh thổ này vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ khác. Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại quốc tế, nếu chúng không giải quyết được bằng thương lượng. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu thẩm quyền của trọng tài quốc tế và Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 2023.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là quyền đương nhiên, các bên tranh chấp không cần phải thỏa thuận. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện tại tòa án nước mình, tòa án của bên vi phạm hoặc thậm chí tại tòa án của một nước thứ ba, tùy thuộc tòa án của các nước này có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp cụ thể đó không. Thẩm quyền của tòa án cũng có thể được xác lập bởi thỏa thuận của các bên, nếu pháp luật tố tụng của nước đó chấp nhận thỏa thuận này. Tuy nhiên, quyết định của tòa án nước này muốn được thi hành tại một nước khác thì phải được nước khác đó công nhận. Bởi vậy, thuận tiện nhất là lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành. Tòa án công nhận xem xét việc đáp ứng các điều kiện công nhận, nhưng không bao gồm xem xét lại sự việc.
Bên cạnh giải quyết tranh chấp bằng tòa án, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đặc biệt được ưa chuộng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trọng tài chỉ có thẩm quyền nếu được các bên thỏa thuận.
1. Trọng tài quốc tế :
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp được thành lập ban đầu bởi sự thỏa thuận của các bên nhằm giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài viên.
- Trọng tài thương mại quốc tế được thiết lập bởi các bên, được điều khiển bởi Hội đồng trọng tài gồm 1 hoặc 3 người và được xét xử kín.
- Quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm có giá trị bắt buộc các bên phải thực hiện, không có kháng cáo, kháng nghị.
- Bản chất của tranh chấp là tranh chấp thương mại, tính chất quốc tế của trọng tài được quy định dựa trên 2 yếu tố hoặc riêng rẽ, hoặc được kết hợp với nhau.
- Chủ thể: có quốc tịch khác nhau, trụ sở và nơi cư trú thường xuyên khác nhau.
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế :
Trọng tài thương mại quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên, chỉ có thẩm quyển khi các bên thỏa thuận lựa chọn.
- Thỏa thuận trọng tài có thể phát sinh trước hoặc sau thời điểm phát sinh tranh chấp.
- Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi nội dung của trọng tài phải thể hiện ý chí chung của các bên, hiệu lực của trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
- Thẩm quyền của trọng tài còn bị ảnh hưởng bởi phạm vi các tranh chấp: bị giới hạn xét xử trong một số những quan hệ thương mại , hay những tranh chấp phát sinh trong quan hệ hôn nhân, gia đình, thừa kế..
- Các hình thức thỏa thuận trọng tài gồm:
- Trọng tài thường trực: được quản lý bởi 1 tổ chức trọng tài nhất định và tuân theo các quy tắc trọng tài của tổ chức đó. Mỗi một tranh chấp trọng tài đều có một bộ nguyên tắc trọng tài riêng, các bên tranh chấp không phải tự xây dựng trình tự thủ tục.
- Trọng tài vụ việc: do các bên tham gia trọng tài xây dựng lên.
- Sau khi có quyết định của trọng tài thì sẽ nộp đơn xin công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài tại nước ngoài.
3. Lợi ích của trọng tài thương mại quốc tế :
So với Tòa án truyền thống. giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế có các ưu thế như sau:
- Trọng tài Quốc tế có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn tố tụng tòa án truyền thống kể từ khi có chỉ kêu gọi hạn chế từ phán quyết trọng tài.
- Trọng tài Quốc tế có thể ít tốn kém hơn so với kiện tụng tòa án truyền thống.
- Trọng tài Quốc tế có thể cung cấp chất lượng tốt hơn công lý, vì nhiều tòa án trong nước đang quá tải, mà không phải lúc nào cho phép thẩm phán có đủ thời gian để sản xuất quyết định pháp lý có chất lượng cao.
- Trọng tài Quốc tế là linh hoạt, và các bên cá nhân để tranh chấp đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các thủ tục đó là thích hợp nhất cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ, quyết định về việc có nên bao gồm các thủ tục như sản xuất tài liệu.
- Trọng tài quốc tế có thể được giữ bí mật, đó là hữu ích nếu các bên muốn tiếp tục mối quan hệ kinh doanh của họ hoặc để tránh công khai tiêu cực.
4. Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế :
Khi có tranh chấp xảy ra, và khi đã có Thỏa thuận Trọng tài có hiệu lực, một trong các bên tranh chấp có quyền chủ động gửi đơn kiện đến Trung tâm trọng tài thương mại mà các bên đã thống nhất lựa chọn. Mẫu đơn kiện, thủ tục tố tụng có thể khác nhau giữa các Trung tâm trọng tài thương mại.
Thủ tục tố tụng do các bên thỏa thuận hoặc lựa chọn áp dụng theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài mà mình đã chọn.
Một số đặc điểm của tố tụng trọng tài thương mại :
Hội đồng Trọng tài: Trừ khi có thỏa thuận khác, Hội đồng Trọng tài sẽ có 03 thành viên, 01 do Nguyên đơn chọn, 01 do Bị đơn chọn và 01 do 02 Trọng tài viên này thống nhất chọn. Các bên tranh chấp cũng có thể thống nhất chọn 01 Trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp.
Ngôn ngữ: Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng Trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng Trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng Trọng tài do Hội đồng Trọng tài quyết định.
Địa điểm: Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng Trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Luật áp dụng: Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất.
5. Câu hỏi thường gặp
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế?
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế gồm những hình thức sau:
- Phương thức thương lượng giữa các bên;
- Phương thức hoà giải;
- Trọng tài thương mại;
- Toà án;
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải?
Hình thức hòa giải bao gồm hai hình thức như sau:
Tự hòa giải : Việc tổ chức và giám sát do các bên tự quy định không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức hoặc người hòa giải thứ ba nào
Hòa giải quy chế: Do một tổ chức, hoặc một trung tâm hòa giải chuyên nghiệp thực hiện, các bên phải tuân theo những quy tắc hòa giải riêng của tổ chức hòa giải đó.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án?
Đây là hình thức giải quyết mang tính cưỡng chế cao nhất, được tiến hành thông qua hoạt động của cơ quan tài phán. Bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành theo đúng quy định pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án như kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng,…
Đương sự có thể tiến hành kháng cáo, yêu cầu xét xử lại nếu thấy phán quyết của Tòa không thỏa đáng
Giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động Thương mại quốc tế?
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động Thương mại quốc tế là hoạt động có sự tham gia của các chủ thể có quốc tịch khác nhau, hoặc có sự chuyển dịch vốn và tài sản khác từ quốc gia hay vùng lãnh thổ này vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ khác.
Nội dung bài viết:
Bình luận