Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng [Chi tiết 2023]

Trong bài này, ACC xin giới thiệu trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định như thế nào? (VIẾT THÊM MỞ BÀI)

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

1. Tranh chấp hợp đồng xây dựng là gì?

Theo Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn, thi hành, hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Khi đó, tranh chấp hợp đồng xây dựng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như lĩnh vực, tính chất,… tranh chấp hợp đồng xây dựng có thể chia thành các loại sau:

  • Theo tính chất, nội dung công việc:
    • Tranh chấp hợp đồng tư vấn xây dựng
    • Tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
    • Tranh chấp hợp đồng cung cấp thiết bị
  • Theo đối tượng xây dựng:
    • Tranh chấp hợp đồng xây dựng nhà ở
    • Tranh chấp hợp đồng xây dựng văn phòng

2. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng nói riêng hay tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng nói chung đều được giải quyết theo nguyên tắc và trình tự sau:

  • Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
  • Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Thương lượng

Đây là phương thức được áp dụng đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Ưu điểm của thương lượng là các bên có thể tiến hành bằng cách gặp mặt trao đổi trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện khác như điện thoại, email,…. tại địa điểm và thời gian phù hợp, do đó, phương thức này rất linh hoạt, đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm,… Tuy nhiên, cũng bởi yếu tố tự do đó đồng thời cũng không có cơ chế nào bắt buộc thực hiện những điều hai bên đã thỏa thuận thành công. Nếu thương lượng không thành, các chủ thể sẽ phải tiếp tục áp dụng các phương thức khác.

Để tiến hành thương lượng, hai bên chỉ cần liên hệ dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi, thỏa thuận, thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng.

Hòa giải

Là một phương thức với sự tham gia của người thứ ba, độc lập với phương thức tòa án. Nhìn chung, hòa giải có những ưu điểm và nhược điểm tương tự thương lượng, song có một số điểm khác như, để hòa giải, hai bên chủ thể bắt buộc phải gặp mặt nhau, hay khi hòa giải không thành, bên cạnh việc tốn một khoản chi phí cho hòa giải viên và một số phụ phí khác, quyền khởi kiện có thể mất vì thời hiệu khởi kiện đã hết.

Trình tự, thủ tục hòa giải được quy định tại chương III Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Theo đó, trình tự này được thực hiện thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Giao kết thỏa thuận hòa giải
    • Lưu ý: Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
  • Bước 3: Phiên hòa giải
  • Bước 4: Kết quả

Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật; trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải

Trọng tài

Để lựa chọn phương thức này, các bên phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực dưới dạng điều khoản trong HĐTD hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng, có hiệu lực độc lập với hợp đồng. Trọng tài có rất nhiều ưu điểm như sự tự lựa chọn của các bên, phán quyết trọng tài có tính cưỡng chế bắt buộc…

Quy trình thủ tục tố tụng trọng tài được quy định cụ thể  tại Luật trọng tài thương mại 2010. Theo đó, quy trình bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
  • Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài
  • Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ
  • Bước 4: Phiên họp giải quyết tranh chấp
  • Bước 5: Ban hành phán quyết trọng tài

Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành và có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan.

Tòa án

Có thể nói, tòa án là phương thức truyền thống, đã xuất hiện từ rất lâu đời và thường là phương thức được lựa chọn cuối cùng sau khi áp dụng các phương thức khác không đạt được hiệu quả. Với tòa án, tranh chấp cũng được giải quyết với sự tham gia của bên thứ ba mang quyền lực nhà nước. Phán quyết được ban hành dưới hình thức bản án hoặc quyết định của tòa án, phải tuân theo những quy định chặt chẽ về mặt hình thức.

Hiện nay, pháp luật quy định về thủ tục tố tụng tại tòa án chủ yếu được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản khác. Theo đó, quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

  • Bước 1: Khởi kiện
  • Bước 2: Thụ lý vụ án
  • Bước 3: Hòa giải và chuẩn bị xét xử
  • Bước 4: Xét xử sơ thẩm
  • Bước 5: Xét xử phúc thẩm
  • Bước 6: Giám đốc thẩm/tái thẩm

Tuy nhiên, để được thụ lý vụ án, người nộp đơn cần lưu ý đến thẩm quyền của tòa án bao gồm cấp Tòa án và Tòa án theo lãnh thổ. Thông thường, đa số tranh chấp hợp xây dựng do tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Còn nếu có yếu tố nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ, cụ thể:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

4. Câu hỏi thường gặp

Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu?

Được tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu.

Phải xin giấy phép xây dựng.

Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng.

Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng.

Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu, phương tiện, máy và thiết bị có liên quan, vật tư theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.

Thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng. Thứ tám, tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình.

Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của bên nhận thầu. Và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu?

Được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.

Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.

Được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.

Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.

Những tranh chấp thường xuyên phát sinh liên quan đến hoạt động thi công xây dựng?

Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng.

Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.

Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.

Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng

Bồi thường thiệt hại khi nhà thầu vi phạm hợp đồng?

Theo khoản 4 Điều 146 Luật xây dựng 2014, khi nhà thầu vi phạm hợp đồng do lỗi của nhà thầu thì nhà thầu phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng:

Thiệt hại về vật chất: là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Thiệt hại về tinh thần: là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Trên đây, ACC xin cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Đối với các tranh chấp thông thường, các bên nên sử dụng phương pháp thương lượng. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp phức tạp hoặc có giá trị lớn, các bên nên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý hoặc luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo