Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Nhà ở là một trong những tài sản có giá trị lớn. Tuy nhiên khi thực hiện mua nhà ở, nhiều người chưa thực sự chú trọng đến các vấn đề pháp lý, dẫn đến tranh hợp đồng. Một trong số đó là tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng. Bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng. 

tranh-chap-hd-thue-nha-khong-cong-chung-2021

1. Hợp đồng thuê nhà không có công chứng là gì?

Hợp đồng thuê nhà là văn bản thoả thuận của các bên về việc bên cho thuê sẽ chuyển giao nhà cho bên thuê trong một thời hạn nhất định. Bên cho thuê sẽ được hưởng thù lao theo thoả thuận. Bên thuê có nghĩa vụ phải bảo quản tài sản và thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê đúng thời hạn. 

Hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản, tuy nhiên theo quy định Luật Nhà ở 2014. 

Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014:

 “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.”

Như vậy qua quy định này thì có thể thấy pháp luật hiện hành không bắt buộc phải công chứng. Do đó nhiều chủ thể trong hợp đồng thuê nhà khi đi thuê đã chủ quan, không thực hiện công chứng hợp đồng. 

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng, rủi ro cao hơn và gây ra nhiều mâu thuẫn giữa người thuê và người cho thuê. 

Để hạn chế rủi ro thấp nhất có thể, cũng như đảm bảo là công cụ pháp lý bảo vệ các bên trong tương lai thì nên thực hiện công chứng. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

2. Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng 

2.1 Thương lượng 

Đây là cách thức luôn được ưu tiên khi mọi tranh chấp xảy ra, vì nhiều lợi ích mà phương thức thương lượng mang lại. Các bên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn là so với giải quyết tranh chấp tại nơi khác. 

Đồng thời thương lượng sẽ giúp các bên giải quyết được mâu thuẫn trong hoà bình, theo nguyên tắc giải quyết hai bên cùng có lợi. 

Tuy nhiên phương thức này chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng đồng thuận và có thiện chí, để thực hiện kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên. 

2.2 Hoà giải

Tương tự như thương lượng, các bên có thể thực hiện thông qua một bên thứ ba để đi đến thống nhất cuối cùng. Bên thứ ba sẽ có trách nhiệm như là một cán cân công lý, giúp các bên giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng và công bằng, phù hợp với pháp luật. 

2.3 Toà án 

Toà án là cơ quan thường được lựa chọn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng, trong trường hợp thương lượng không có hiệu quả. Toà án sẽ phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, đảm bảo xét xử giải quyết đúng với quy định pháp luật. 

Bản án quyết định của Toà sẽ được cưỡng chế để thi hành. Tuy nhiên quá trình giải quyết tại Toà án tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc. 

3. Hạn chế tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng như thế nào?

Cách tốt nhất để hạn chế tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng đó là ngay từ đầu cần đọc kỹ các quy định pháp luật, đặc biệt là người thuê. Người mua nhà thông thường ít hiểu biết về quy định pháp luật, do đó không phát hiện được các điều khoản bất lợi không hợp lý cho mình trong hợp đồng. 

Do đó trước khi thuê nhà nên tự tìm hiểu một số quy định để không trở thành bên bị động khi ký kết hợp đồng. Nếu không thì các bên có thể liên hệ với đơn vị có kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật để hỗ trợ mình thực hiện. 

Ngoài ra chúng tôi khuyến khích vẫn nên công chứng hợp đồng từ đầu. 

4. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng là loại tranh chấp mất nhiều thời gian. Do đó các bên khi muốn giải quyết nhanh chóng cần cần phải nhờ tới sự tư vấn hướng dẫn của những đơn vị hiểu biết quy định pháp luật về hợp đồng, dân sự.

 Đặc biệt là về vấn đề thẩm quyền, các bên cần có tư vấn cua đơn vị có kinh nghiệm. 

ACC là một đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, đặc biệt là giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng. Chúng tôi cam kết: 

  • Tư vấn kỹ càng cho khách hàng về các vấn đề để giải quyết tranh chấp thuê nhà không có công chứng một cách tốt nhất, bảo vệ được quyền và lợi ích của khách hàng. 
  • Luôn nhiệt tình với khách hàng và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. 
  • Chúng tôi luôn bảo mật thông tin tuyệt đối, do đó khách hàng có thể yên tâm chia sẻ với ACC mà không cần phải lo bị rò rỉ thông tin. 
  • Chi phí tại ACC luôn hợp phí và cam kết không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã thông báo từ đầu. 

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng để trả lời cho câu hỏi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng. Quý vị có nhu cầu có thể liên hệ với ACC để được tư vấn thêm. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1002 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo