Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Logistics 2023
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Tranh chấp pháp lý về các quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng dịch vụ logistics là vấn đề phổ biến hiện nay. Vậy khi xảy tranh chấp thì các bên trong hợp đồng cần xử lý như thế nào? ACC xin giới thiệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics 2023 và dịch vụ của ACC để hỗ trợ khách hàng.

Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Logistics
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Logistics

1. Dịch vụ logistics là gì?

Logistics là ngành dịch vụ khá mới mẻ đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đã lựa chọn ngành nghề này để kinh doanh.

Điều 233 Luật thương mại 2005 định nghĩa về dịch vụ logistic như sau:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

 Theo đó, hiểu một cách đơn giản, nhà cung cấp dịch vụ logistics là người cung cấp  tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối….hàng hóa.

2. Tổng quan về hợp đồng logistics

2.1. Khái niệm hợp đồng logistics

Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận; theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hoá còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ.

2.2. Đặc điểm hợp đồng dịch vụ logistics

Một hợp đồng dịch vụ logistics có những đặc điểm sau:

  • Là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù
  • Chủ thể của hợp đồng bắt buộc 1 bên (bên làm dịch vụ) phải có tư cách thương nhân;
  • bên còn lại (khách hàng) có thể là thương nhân hoặc không.
  • Đối tượng của hợp đồng là các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán; vận chuyển hàng hoá như:
    • Tổ chức việc vận chuyển hàng hoá
    • Giao hàng hoá cho người vận chuyển
    • Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hoá
    • Nhận hàng từ người vận chuyển để giao cho người có quyền nhận hàng…
  • Hình thức của hợp đồng: hợp đồng không bắt buộc phải ký kết dưới hình thức văn bản.

2.3. Nội dung hợp đồng dịch vụ logistics:

Theo quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng, một hợp đồng sẽ có những điều khoản nội dung cơ bản bắt buộc để đảm bảo hợp đồng đó phát sinh hiệu lực.

Theo đó, hợp đồng dịch vụ logistic phải có những nội dung cơ bản sau:

  • Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao nhận hàng hoá thực hiện.
  • Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ
  • Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ.
  • Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ
  • Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách đối với người làm dịch vụ.
  • Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác.

2.4. Trách nhiệm Hợp đồng dịch vụ logistics:

Việc một bên không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ hợp đồng sẽ phát sinh trách nhiệm hợp đồng. Trách nhiệm này có thể là trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng, hủy hợp đồng, bồi thường các thiệt hại phát sinh từ sự vi phạm hợp đồng hoặc phạt hợp đồng.

  • Về giới hạn trách nhiệm:

Điều 238 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trừ khi các bên có thỏa thuận khác; toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá.”

Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Tuy nhiên, thương nhân làm dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân làm dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động 1 cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.

  • Về các trường hợp miễn trách nhiệm:

Thương nhân dịch vụ giao nhận hàng hoá được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

    • Thương nhân làm dịch vụ logistics không có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng;
    • Các lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát của người làm dịch vụ như các trường hợp bất khả kháng, đình công hay do thay đổi chính sách pháp luật.

3. Những tranh chấp hợp đồng logistics phổ biến hiện nay

Tranh chấp hợp đồng logistics được hiểu đơn giản là những xung đột, bất đồng, mẫu thuân giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng logistics.

Các tranh chấp trong hợp đồng dịch vụ logistics phổ biến hiện nay:

  • Tranh chấp về xác lập hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng dịch vụ logistics có thể được giao kết bởi nhiều hình thức khác nhau như bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương văn bản, hợp đồng miệng,… Việc giao kết hợp đồng khó xác thực như bằng miệng, bằng hành vi chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong việc có tồn tại hợp đồng hay không.
  • Có sự vi phạm nghĩa vụ, hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ hợp đồng. Mỗi bên tham gia vào hợp đồng đều có các quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận trong hợp đồng. Việc các bên vi phạm (hoặc bị cho rằng là vi phạm) điều khoản quyền và nghĩa vụ là một trong những tranh chấp phổ biến trong hợp đồng logistics hiện nay.

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics

ACC là công ty pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vự tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong hợp đồng sẽ hướng dẫn khách hàng Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics 

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics, các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn các phương thức sau:

4.1. Hòa giải

Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Phương thức này được ưu tiên áp dụng khi xảy ra tranh chấp.

Các hình thực hòa giải:

  • Tự hòa giải: do các bên tranh chấp tự bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết mà không cần sự tác động, hay giúp đỡ từ bên thứ 3.
  • Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của bên thứ ba.
  • Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài.
  • Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trọng tài khi cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn khởi kiện của một bên.

4.2. Giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài thương mại

Trường hợp áp dụng: Chỉ được áp dụng khi các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp đã và sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài thương mại.

Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.

4.3. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics, các bên có thể khởi kiện và đưa vụ án ra giải quyết tại Tòa án.

Các quyết định của Tòa án sẽ có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên trong hợp đồng losgistics.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.023 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    default_image

    Văn bằng bảo hộ sáng chế là gì? Quy định về hiệu lực

       Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "Văn bằng bảo hộ sáng chế" nhưng chưa rõ nó là gì và tại sao lại quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về khái niệm này, quy trình đăng ...

    Lượt xem: 1.000

    default_image

    Thương mại hóa sáng chế là gì? Đối tượng tham gia và Nội qui

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm thương mại hóa sáng chế, đối tượng tham gia trong quá trình này, và nội qui, quy định quanh việc sáng chế. Bằng cách tập trung vào từ khóa SEO quan trọng ...

    Lượt xem: 1.036

    default_image

    Sáng chế mật là gì? Nội quy, Nguyên tắc bảo vệ sáng chế mật

        Bài viết này sẽ dẫn bạn đi sâu vào thế giới của sáng chế mật - một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực quản lý sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc định nghĩa và ý nghĩa của ...

    Lượt xem: 3.261

    default_image

    Những điều cần biết về bằng sáng chế - Điều kiện, Cách đăng kí

        Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bằng sáng chế, điều kiện để đăng ký nó, cách thức thực hiện quy trình đăng ký, cũng như lợi ích và rủi ro liên quan. Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu vào từng ...

    Lượt xem: 1.482

    default_image

    Người sáng chế tiếng anh là gì? Phân tích các thuật ngữ liên quan

    Người Sáng Chế Tiếng Anh và Thuật Ngữ Liên Quan Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, đã trải qua một quá trình phát triển dài hơn hàng thế kỷ. Đằng sau sự thành công và sự ...

    Lượt xem: 1.929

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo