Hiện nay, hợp đồng gửi giữ tài sản đang ngày càng trở nên khá là phổ biến. Theo đó, bên có hàng hóa, đồ đạc sẽ nhờ bên nhận giữ tài sản bảo quản và trông coi tài sản của mình. Tuy nhiên, đây cũng là một loại hợp đồng dễ xảy ra tranh chấp bởi vấn đề liên quan đến mất đồ đạc, hàng hóa khi tiến hành gửi giữ tài sản. Vậy, tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu như thế nào? Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chính xác nhất.
Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản
1. Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu như nào?
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Tranh chấp dân sự được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân và tài sản.
Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột của các bên trong quan hệ hợp đồng gửi giữ liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng gửi giữ tài sản, hàng hóa.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản
Việc tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản là cơ sở để xác định các tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản. Theo đó các bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Bên gửi tài sản:
- Quyền của bên gửi tài sản:
Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Nghĩa vụ của bên gửi tài sản:
Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Bên giữ tài sản
- Quyền của bên giữ tài sản
Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
- Nghĩa vụ của bên giữ tài sản:
Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản
Như vậy các tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản và bên giữ tài sản. Theo đó, khi có tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản, bên gửi tài sản hoặc bên giữ tài sản vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì các bên có thể tiến hành giải quyết tranh chấp theo những cách thức sau:
- Bên bị xâm phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng như đã thỏa thuận
- Bên bị xâm phạm có thể yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phạt vi phạm theo thỏa thuận đã ký kết ở trong hợp đồng hoặc tiến hành bồi thường một khoản cho bên bị vi phạm đã thỏa thuận hoặc nếu không thỏa thuận được thì tiến hành bồi thường dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa bị mất.
- Nếu hai bên không thể thỏa thuận được để giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản hoặc một bên không thực hiện việc bồi thường thì bên kia có quyền khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền nhờ giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản. thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận