Cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con (2023)
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Hiện nay, tranh chấp liên quan đến đất đai diễn ra khá phức tạp và ngày càng gia tăng. Một số vụ việc tranh chấp kéo dài do có nhiều tình tiết phức tạp, gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết. Vậy cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con? Hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết này:

giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con?

giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con?

1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật đất đai 2013
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

2. Tranh chấp đất đai là gì?

- Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
- Tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai. Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng, vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.
Các trường hợp thường xảy ra liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai giữ cha mẹ và con cái bao gồm:

– Tranh chấp về phần đất chung của cha mẹ và con cái

– Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất.

3. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con?

Căn cứ Điều 650, 651 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật.
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • a) Không có di chúc;
  • b) Di chúc không hợp pháp;
  • c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.Căn cứ vào 2 Điều trên, tùy trường hợp chúng ta sẽ có cách giải quyết. Trong trường hợp các bên không thể giải quyết bằng phương thức hoà giải thì có thể giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau.

Theo quy định tại điều 20 Luật đất đai 2013

– Theo trình tự tố tụng dân sự: Khi người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

– Theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND.

4. Những câu hỏi thường gặp

Phân loại tranh chấp nào là tranh chấp đất đai?

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai (loại 1) thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh, cụ thể:

Trường hợp 2: Tranh chấp liên quan đến đất đai (loại 2) thì chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết khác (không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai). Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận?

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân do Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất giải quyết.

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

TRình tự hòa giải tranh chấp đất đai?

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

Có thể hiểu thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con.

Khi đến với dịch vụ của Công ty Luật ACC, quý khách hàng sẽ được tư vấn nhiệt tình và đúng pháp luật, đầy đủ chi tiết.
Việc tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con sẽ hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, đúng quy định do đội ngũ luật sư trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đích thân tư vấn.
Nếu quý khách cảm thấy phù hợp, công ty sẽ luôn báo giá trọn gói tất cả các thủ tục. Bên cạnh đó, cam kết đảm bảo đúng quy trình, hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác nếu khách hàng có nhu cầu. Khi sử dụng dịch vụ bên ACC, từ những dịch vụ phức tạp, bất tiện sẽ được hoàn thành dễ dàng nhanh chóng, chúng tôi đảm bảo điều đó vì sự uy tín, nghiêm túc của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về "giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha và con" đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.

Liên hệ trực tiếp: Tại trụ sở Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P11, Thành phố Hồ Chí Minh

Gmail: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Webside: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.044 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    default_image

    Thẻ tạm trú và miễn thị thực khác nhau như thế nào?

      Thẻ tạm trú và miễn thị thực là hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng đối với người nước ngoài muốn lưu trú hoặc du lịch tại Việt Nam. Cả hai đều mang lại những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau cho ...

    Lượt xem: 1.273

    default_image

    Officetel có được đăng ký tạm trú không? Qui định và Thủ tục

      Officetel, một mô hình văn phòng kết hợp với căn hộ chung cư, đã trở thành một xu hướng phổ biến trong thị trường bất động sản tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những vấn ...

    Lượt xem: 1.596

    default_image

    Lệ phí gia hạn tạm trú hết bao nhiêu tiền?

      Gia hạn tạm trú là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tư cách pháp lý của cá nhân khi sinh sống và làm việc tại một địa điểm nào đó ngoài nơi thường trú. Việc này đặc biệt quan trọng đối với ...

    Lượt xem: 3.557

    default_image

    Thẻ tạm trú là gì? Khái niệm, Quy định và Thủ tục

        Thẻ tạm trú là một khái niệm quen thuộc với những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng, giúp xác định và bảo vệ quyền lợi cũng như ...

    Lượt xem: 3.439

    default_image

    Phân biệt thẻ tạm trú và visa (Đối tượng, thời hạn, cơ quan cấp)

        Phân biệt giữa thẻ tạm trú và visa là một vấn đề quan trọng đối với những người nước ngoài đang sống hoặc dự định sống tại Việt Nam. Cả hai loại giấy tờ này đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ ...

    Lượt xem: 3.706

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo