Tranh chấp dân sự là gì? (Cập nhật 2024)

Trong các mối quan hệ xã hội, việc tranh chấp phát sinh là một vấn đề không mong muốn giữa các bên nhưng có thể xảy ra rất thường xuyên. Vậy tranh chấp dân sự là gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tranh chấp dân sự? Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu các nội dung chi tiết trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

tranh chấp dân sự là gì
Tranh chấp dân sự là gì

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015;

Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

2. Tranh chấp dân sự là gì?

Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp (những mâu thuẫn, xung đột) xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay như:

  • Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản;
  • Tranh chấp về hợp đồng dân sự;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
  • Tranh chấp về các vấn đề ly hôn;

3. Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Toà án

Bên cạnh các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự thường được sử dụng giữa các bên chủ thể như thương lượng, hòa giải,… thì khi có nhu cầu giải quyết tranh chấp dân sự, các chủ thể có thể khởi kiện ra Toà án để giải quyết tranh chấp. Vậy quy trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Toà án được thực hiện như thế nào?

Bước 01: Trước hết hãy cùng tìm hiểu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án. Căn cứ tại Khoản 3 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có tranh chấp dân sự xảy ra, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

  • Phần lớn Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
  • Ngoài ra, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 02: Sau khi xác định được thẩm quyền giải quyết, các bên nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại tòa án có thẩm quyền. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, gửi qua đường bưu chính, hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử Tòa án (nếu có).

Bước 03: Nếu sau khi nhận được đơn khởi kiện, xét thấy vụ án thuộc đúng thẩm quyền thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.

Bước 04: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, đồng thời Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản đến các đương sự và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đã thụ lý vụ án. (Căn cứ theo Điều 196, Điều 197 BLTTDS 2015).

Bước 05: Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về tranh chấp dân sự là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề tranh chấp dân sự là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (812 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo