Các tranh chấp trên biển Đông? [Cập nhập 2024]

Hiện tại, trong Biển Đông có 2 loại tranh chấp chủ yếu: Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp về ranh giới các vùng biển và thềm lục địa do các quốc gia ven biển Đông, khi vận dụng quy định Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình, đã tạo ra những vùng chồng lấn. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Các tranh chấp trên biển Đông?

Phan Quyet Bien Dong Co So Giai Quyet Tranh Chap Ma Khong Can Trung Quoc Cong Nhan 1

Các tranh chấp trên biển Đông?

1. Khái quát về biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia đó là Việt Nam, Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan, Philippins, Malaysia, Brunay, Indonesia, Campuchia, Singapore. Biển Đông rộng khoảng 3.4 triệu km2

Biển Đông có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng bởi là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông-  châu Á. Là cầu nối giao lưu thương mại giữa các nước với nhau, không chỉ thế biển Đông còn là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản các loại như dầu,khí đốt,và các khoáng sản như sắt,cát thủy tinh, titan... và nguồn thủy sản với trữ lượng vô cùng lớn. Bên cạnh đó biển Đông là tuyến vận tải nhộn nhịp lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau tuyến Địa Trung Hải, mỗi ngày có từ 150 đến 200 tàu thuyền các loại qua biển Đông và có đến hơn 90% thương mại vận chuyển qua biển thì có đến 45% là vận chuyển qua biển Đông. Bởi vậy, biển Đông có thể được xem là tài sản vô giá đối với các quốc gia.

Eo biển Ma - lắc- ca là eo biển nằm giữa bán đảo Malay và đảo Sumatra, nối biển Đông và Ấn Độ Dương, eo biển này dài khoảng 805km. Cho nên eo biển này có vài trò hết sức quan trọng đối với  an ninh,giao thông hàng hải và kinh tế.

Các đảo trên biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia ven biển bởi đó là nơi thuận tiện để xây dựng các trạm dừng chân, trạm thông tin và khu tiếp nhận nhiên liệu cho tàu thuyền, phục vụ cho tuyến hàng hải trên biển Đông.

2. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa

Chủ quyền Hoàng Sa là nơi tranh chấp của 3 quốc gia đó là Việt Nam, Trung Quốc và  Đài Loan. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều công bố chủ quyền đối với Hoàng Sa. Năm 2007 đã có vài cuộc biểu tình diễn ra nhằm phản đối chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa cũng như thành lập thành phố Tam Sa. Việt Nam truyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên quy định của công ước Luật Biển 1982.

Trước đây chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này sau đó là Việt Nam nắm giữ chủ quyền trừ hai đảo đó là Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc nắm giữ từ năm 1956. Năm 1974, Trung Quốc đem quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hòa chiếm giữ Hoàng Sa. Việt Nam và Đài Loan cũng đang tuyên bố chủ quyền với vùng biển này.

- Tranh chấp chủ quyền Trường Sa.

Đây là nơi tranh chấp của 6 quốc gia và lãnh thổ trong đó Việt Nam kiểm soát 21 vị trí trong quần đảo , Trung Quốc kiểm soát 7 vị trí, Đài Loan kiểm soát 2 vị trí, Philippin kiểm soát 10 vị trí, Malaysia kiểm soát 7 vị trí và Brunei chưa chiếm đóng vị trí nào nhưng nhưng Brunei cho rằng ranh giới vùng biển và thềm lục địa thể hiện trên biển đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía nam Trường  Sa.

Thực chất đây là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ được tạo nên bởi một số nước trong khu vực đã sử dụng vũ lực hoặc một số biện pháp khác để chiếm đống một phần hay toàn bộ  chủ quyền của toàn bộ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Để chứng minh, bảo vệ hay giải quyết tranh chấp liên quan đến biển đông hoặc liên quan đến các cơ quan tài phán quốc tế đã lựa chọn thì dựa vào nguyên tắc chiếm hữu thật sự , một nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện đang được vận dụng trong xem xét giải quyết tranh chấp một cách thông dụng nhất trong hiện nay. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 lại không có điều khoản nào quy định về các nguyên tắc này. Nói cách khác công ước liên hợp quốc về luật biên năm 1982 không phải là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và  Trường sa.

3. Tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới biển và thềm lục địa chồng lấn

Các tranh chấp này xuất hiện khi các quốc gia áp dụng quy tắc trong xác các vùng biển mà công ước luật biển 1982 đưa ra. Theo đó sẽ có những vùng chồng lấn nhất định giữa các quốc gia có vùng biển gần nhau.  Khi đó việc xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia là không thể không có. Hiện nay, các tranh chấp trong phân định biển và thềm lục địa đã và đang được các quốc gia liên quan nổ lực đàm phán và giải quyết.  Và sau đây là một số tranh chấp về phân định biển và thềm lục địa giữa Việt Nam và một số nưóc trong khu vực biển Đông

- Với Trung Quốc đó là phần phân định biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vẫn đang được tiếp tục đàm phán khi hai nước kí hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.

- Với Malaysia hiện nay đang tồn tại vùng biển chồng lấn trên vịnh Thái Lan. Năm 1992 hai bên đã kí bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn và phối hợp trình báo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước Liên Hợp Quốc năm 2009.

- Với Campuchia tranh chấp trên vùng vịnh Thái Lan, hai bên mới kí hiệp định về vùng nước lịch sử năm 1982, trong đó chỉ khẳng định hai nước xem vùng nước trên vịnh Thái Lan vùng nước lịch sử chung và sẽ thực hiện đàm phán phân định sau.

- Với Thái Lan hai bên có vùng chồng lấn trên Vịnh Thái Lan và kí hiệp định phân định thềm lục địa, đang tiếp tục đàm phán về vùng đặc quyền kinh tế năm 1997

- Với Indonesia hai bên đã ký kết phân định biển và thềm lục địa và đang tiếp tục đàm phán giải quyết ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Các tranh chấp trên biển Đông? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo