Chủ thể được trang bị, được phép sử dung Còng tay số 8?

Trên thực tế, nhiều người vẫn nghĩ rằng còng số 8 được sử dụng mỗi khi cần khống chế, áp giải tội phạm. Còng tay là thiết bị dùng để kiềm chế một người bằng cách khóa hai cổ tay lại với nhau. Nó thường được làm bằng thép mạ crom hoặc niken. Còng tay là vật dụng được sử dụng phổ biến trong ngành công an, dùng để giam người và giảm sức chống trả của tội phạm. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến nội dung vấn đề Chủ thể được trang bị, được phép sử dụng Còng tay số 8 

Còng tay

Căn cứ pháp lý 

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

Thông tư 17/2018/TT-BCA Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hổ trợ. 

1. Còng tay số 8 là gì ? 

Còng số 8 là dụng cụ dùng để khống chế người bằng cách khóa hai cổ tay lại với nhau. 

Còng số 8 là vật dụng thường thấy trong ngành cảnh sát, dùng vào việc bắt người, có tác dụng giảm khả năng chống cự của tội phạm. Thường chúng ta hay bắt gặp các trường hợp cảnh sát có nhu cầu dùng vào việc bắt người, khống chế, áp giải tội phạm và người phạm tội kháng cự chống đối cảnh sát cần giảm khả năng chống cự của tội phạm sẽ sử dụng chiếc còng số 8.

2. Chủ thể được sử dụng còng số 8 ? 

Theo khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về những đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ như sau:

Điều 55. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;

đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Cơ quan thi hành án dân sự;
h) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
k) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
l) An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
m) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
n) Ban Bảo vệ dân phố;
o) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
p) Cơ sở cai nghiện ma túy;
q) Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. "

2. Trường hợp nào được sử dụng còng số 8? 

Tại khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 cũng quy định về việc sử dụng công cụ hỗ trợ. Người được giao công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
  • Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
  • Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;
  •  Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

Như vậy pháp luật đã quy định rất chi tiết và cụ thể đối với đối tượng được phép sử dụng và các trường hợp cụ thể được sử dụng còng số 8. 

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Chủ thể được trang bị, được phép sử dụng Còng tay số 8?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo