Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi. Tuy nhiên, để tạm giam bị can, bị cáo thì phải có nơi giam giữ, nơi đó được gọi là trại tạm giam. Như vậy, Trại tạm giam theo quy định hiện nay là gì?
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Trại tạm giam theo quy định hiện nay là gì? để cùng giải đáp các thắc mắc.
Xem thêm: Chính sách điều trị bệnh mãn tính trong trạm giam?
1. Trại tạm giam theo quy định hiện nay là gì?
*Tạm giam là gì?
Tạm giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân.
Theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo trong những trường hợp sau:1) Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; 2) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và trong trường hợp có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cần trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kì nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người già yếu, người đang bệnh nặng, có nơi cư trú rõ ràng thì không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam thì người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì mới tạm giam họ.
*Trại tạm giam là gì?
Trại tạm giam là nơi giam, giữ những người thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này, những người bị kết án tù hoặc tử hình đang chờ thi hành án. Trong Trại tạm giam có một số buồng để tạm giữ người được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này và những người bị bắt theo Lệnh truy nã.
Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân. Trại tạm giam quân sự giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án trong Quân đội nhân dân.
Xem thêm: Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân?
2. Tổ chức nhà tạm giam
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mỗi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Công an cấp tỉnh), Quân khu, Quân đoàn và cấp tương đương trong Quân đội nhân dân được tổ chức một hoặc hai Trại tạm giam. Trại tạm giam có buồng riêng để giam người có án tử hình và có một số buồng để tạm giữ những người có Lệnh tạm giữ, người đã có quyết định thi hành án phạt tù đang chờ chuyển đi Trại giam. Những buồng giam, giữ này phải được treo biển "Buồng tạm giữ", "Buồng giam người có án tử hình", "Buồng giam người chờ chuyển đi Trại giam".
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, giải thể, quy định quy mô giam giữ, nội quy của Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, quy định quy mô giam giữ, nội quy của Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng và Trại tạm giam ở Quân khu, Quân đoàn và cấp tương đương trong Quân đội nhân dân.
Trại tạm giam có Giám thị, Phó giám thị, Quản giáo, nhân viên, kỹ thuật viên, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang canh gác bảo vệ. Việc bổ nhiệm, phân công công tác, biên chế cụ thể do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Xem thêm: Trích xuất là gì?
3. Chế độ quản lý tạm giam
- Việc giam, giữ bố trí theo khu vực và phân loại như sau:
Phụ nữ;
Người chưa thành niên;
Người nước ngoài;
Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
Loại côn đồ hung hãn, giết người, cướp tài sản, tái phạm nguy hiểm;
Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
Người bị Toà án tuyên phạt tử hình;
Người có án phạt tù chờ chuyển đi Trại giam.
- Không được giam, giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử. Việc giam, giữ riêng từng người do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam có thể được giam, giữ ở buồng riêng trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
- Mỗi Trại tạm giam có một cơ sở chấp hành hình phạt tù (gọi là Phân trại quản lý phạm nhân) để thường xuyên phục vụ việc nấu ăn, đưa cơm, vận chuyển đồ tiếp tế, làm vệ sinh, sửa chữa, xây dựng Trại tạm giam và phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ. Việc thi hành án phạt tù ở Phân trại quản lý phạm nhân phải thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án phạt tù và Quy chế Trại giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, quy định quy mô, tiêu chuẩn phạm nhân của Phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam.
4. Câu hỏi thường gặp
- Trại tạm giam có trách nhiệm gì khi thi hành án người tử hình?
Trại tạm giam có trách nhiệm trả lại ngay tiền, tài sản gửi lưu ký, đồ dùng cá nhân (nếu có) của người đã bị thi hành án tử hình cho thân nhân hoặc cho người được uỷ thác của người đó.
- Phó Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm gì?
Phó Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm giúp Giám thị Trại tạm giam theo sự phân công của Giám thị Trại tạm giam.
- Người bị tạm giam là ai?
Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có Lệnh tạm giam.
Trên đây là nội dung về Trại tạm giam theo quy định hiện nay là gì? mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận