Trái quyền là gì? (Cập nhật 2024)

Phân loại quyền trong khoa học pháp lý về dân sự bao gồm vật quyền và trái quyền. Trái quyền là gì là nội dung không phải ai cũng đã nắm được rõ và hiểu một cách chính xác. Vậy khái niệm này được hiểu như thế nào? Trái quyền trong hệ thống luật Việt Nam được thể hiện ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây thông qua những quy định pháp luật được cập nhật mới nhất hiện hành để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn.

Trái quyền là gì
Trái quyền là gì

1. Khái niệm trái quyền là gì?

- Định nghĩa về trái quyền là gì được hiểu là quyền được phép yêu cầu người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình. Nghĩa vụ đó có thể là nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện một việc liên quan đến đối tượng là tài sản.

- Theo đó, hiểu một cách đơn giản thì trái quyền là quyền của một người (là trái chủ) yêu cầu một người khác (là thụ trái) thực hiện một việc nhất định nào đó mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện. Chỉ thông qua hành vi của người đó thì quyền và lợi ích của người có quyền mới được đáp ứng.

- Tồn tại quan hệ dân sự giữa trái chủ và thụ trái là điều kiện tiên quyết để trái quyền được thực hiện. Theo đó, trái quyền bao gồm 03 yếu tố cấu thành: 

+ Trái chủ

+ Thụ trái 

+ Đối tượng

2. Trái quyền đối với quyền sở hữu tài sản theo quy định

Trái quyền là gì được thể hiện trong Bộ luật dân sự năm 2015 đối với quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản bao gồm những nội dung tiêu biểu sau:

- Quyền đòi lại tài sản:

+ Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

+ Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

+ Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có Trái quyền là gì quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

+ Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình.

- Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:

+ Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:

+ Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

3. Trái quyền đối với trách nhiệm dân sự theo quy định

Trong nội dung vè trách nhiệm dân sự, trái quyền là gì được thể hiện gồm những quyền yêu cầu sau:

- Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ:

Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

- Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ:

Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật:

+ Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

+ Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

- Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc:

Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến trái quyền là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trái quyền. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến trái quyền hoặc những vấn đề pháp lý khác nói chung mà bạn đọc đang gặp phải không thể tự giải quyết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn và sử dụng dịch vụ pháp lý.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (560 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo