Luật An ninh mạng năm 2018 quy định, cá nhân sử dụng không gian mạng có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng; thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng…Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm trong việc sử dụng không gian mạng mời bạn tham khảo!
Trách nhiệm của trong việc sử dụng không gian mạng
1. Không gian mạng
An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
2. Nghiêm cấm đăng tải các thông tin sai sự thật
Theo Điều 8 của Luật này, các hành vi dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trên môi trường mạng:
- Hành vi quy định vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được quy định tại Điều 18.1 của Luật này;
- Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
3. Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam
Theo Điều 26.3 Luật An ninh mạng 2018 yêu cầu:
- Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
- Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
4. Xử lý hành chính, hình sự nếu vi phạm
Tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng MXH để thực hiện một trong các hành vi: cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm…
Ngoài ra, Nghị định 15/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào lợi dụng mạng máy tính, viễn thông phạm tội vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được xem là tình tiết tăng nặng. Hành vi này có thể bị phạt tù tới 2 năm (đối với tội làm nhục người khác) và 3 năm (đối với tội vu khống). Riêng tại Điều 288 (tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông) bị phạt tiền từ 30-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Còn theo Điều 290 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có mức hình phạt lên đến 20 năm tù.
5. Công ty Luật ACC
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Trách nhiệm trong việc sử dụng không gian mạng cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Trách nhiệm trong việc sử dụng không gian mạng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận