Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (cập nhật 2024)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mời bạn tham khảo!

8vv-8-scaled

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (cập nhật 2023)

1. Doanh nghiệp là gì?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Từ khái niệm trên có thể thấy doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh việc chú trọng doanh thu, lợi nhuận, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Microsoft, Unilever,….còn đóng góp rất nhiều cho sự phát triển về văn hóa, đạo đức,…cho xã hội và đang là những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

2. Trách nhiệm xã hội là gì?

Tuy trách nhiệm xã hội đã được đưa vào các quy định của pháp luật Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về “trách nhiệm xã hội là gì?”.

Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn có thể thấy trách nhiệm xã hội là các cam kết của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cá nhân, tổ chức không chỉ khẳng định được vị thế, uy tín của mình với toàn thể xã hội mà còn thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, từ đó giúp thúc đẩy quy mô, phạm vi kinh doanh của cá nhân, tổ chức đó.

Trách nhiệm xã hội thường bao gồm: bảo vệ môi trường; bảo vệ văn hóa cộng đồng; đóng góp cho cộng đồng xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội,…

Như vậy, có thể thấy trách nhiệm xã hội là tổng thể các hoạt động liên quan đến con người (bao gồm cá nhân, tổ chức trong cộng đồng và cá nhân, tổ chức khác ngoài cộng đồng) và các yếu tố khác cấu thành sự tồn tại và phát triển của xã hội (bao gồm môi trường, văn hóa,…)

3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

Từ khái niệm “trách nhiệm xã hội là gì?”, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility – CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông thường được thể hiện trên các khía cạnh sau:

– Khía cạnh kinh tế

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với đối tác và các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh.

+ Đối với người tiêu dùng: doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội và đảm bảo chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.

Lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Sự tồn tại và phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào trong xã hội phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người và môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp:

-Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty cũng như mở rộng quy mô kinh doanh cũng như làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

-Thu hút nguồn lao động giỏi, có năng lực nhằm tăng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt. Ngoài ra, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội còn giúp doanh nghiệp giữ chân được những nhân viên có chuyên môn, góp phần khằng định “sức mạnh mềm” của doanh nghiệp.

-Giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý trong công ty và các trách nhiệm khác trong xã hội.

-Đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp.

-Được hưởng các ưu đãi trong hoạt động kinh doanh từ nhà nước như: ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về việc thuê đất, sử dụng đất,…

4. Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?

Mặc dù nhận thức được vai trò to lớn của trách nhiệm xã hội mang lại cho doanh nghiệp nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn xem trách nhiệm xã hội như là một hoạt động từ thiện, một gánh nặng tốn kém chứ không phải là trách nhiệm.

Tuy nhiên, với mục tiêu hướng tới một môi trường kinh doanh công bằng, ổn định và bền vững, bất kỳ tổ chức kinh tế thế giới hoặc xuất khẩu sản phẩm đều phải tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội như: bảo vệ môi trường, sản phẩm là an toàn đối với người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng và đảm bảo lợi ích cho người lao động,… Trong quy định pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, trách nhiệm xã hội thậm chí còn được coi là điều kiện để kinh doanh của một doanh nghiệp.

5. Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (524 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo