Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh [2024]

Được ngồi vào vị trí trưởng phòng kinh doanh là mong muốn và ao ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn đã biết trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh là gì chưa? Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh mời bạn tham khảo!

13d

Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh

1. Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, tìm kiếm các cách để tăng doanh thu và số lượng khách hàng. Ngoài ra, trưởng phòng kinh doanh còn thực hiện quản lý và hỗ trợ đội ngũ đại diện bán hàng. Hoạt động của trưởng phòng thường ở cấp địa phương, khu vực hoặc quốc gia.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh

Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh có thể thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, thường tập trung vào ba yếu tố: con người, doanh nghiệp và khách hàng.

Dưới đây là công việc mà trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm:

2.1. Quản lý con người

Quản lý con người trong doanh nghiệp, chính là chịu trách nhiệm với nhân sự trong bộ phận. Theo đó, họ cần sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm. Những cá nhân này sẽ đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ sẽ đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho nhóm các nhân viên kinh doanh và các đại diện bán hàng. Các chỉ tiêu đề ra phải đảm bảo thực tế và có tính khả thi.

Trưởng phòng kinh doanh ngoài chung tay góp sức làm việc, cần thúc đẩy, động viên các thành viên để hướng tới hiệu quả chung cho doanh nghiệp.

2.2. Quản lý việc kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh phải xác định được mục tiêu, bao gồm tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàn. Và đưa ra các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu này. Họ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu bán hàng và kết quả kinh doanh nhằm đưa ra dự báo về doanh thu theo năm, theo quý của doanh nghiệp cũng như phát triển kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn. .

Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh cũng làm việc hợp tác với bộ phận marketing. Để có thể phát triển các kế hoạch cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

2.3. Quản lý nhu cầu khách hàng

Ngoài quản lý con người và việc kinh doanh, thì trưởng phòng còn phải quản lý nhu cầu khách hàng. Cụ thể, họ sẽ phải dành nhiều thời gian để phân tích khách hàng và người tiêu dùng (những người sẽ mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp). Trưởng phòng phải được nhu cầu của khách hàng và chặt chẽ theo dõi sở thích của họ.

Khi có vấn đề xảy ra, hoặc nếu nhận được những phàn nàn của khách hàng. Trưởng phòng kinh doanh phải tìm cách giải quyết hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để xử lý sớm nhất có thể.

3. Các công việc chính của trưởng phòng kinh doanh

Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số

Vạch định và triển khai chiến lược kinh doanh giúp mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo độ phủ của doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm tuyển dụng, phân bổ mục tiêu, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng bền chặt lâu dài

Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales

Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí; đưa ra các dự báo trước ban quản trị

Xác định các thị trường tiềm năng cùng những biến động thị trường; đồng thời luôn cập nhật các tình hình của đối thủ và các sản phẩm mới.

4. Điều kiện, yêu cầu của trưởng phòng kinh doanh

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan

Từng có kinh nghiệm ở vị trí Nhân viên kinh doanh hoặc Giám đốc kinh doanh, có thành tích và thường xuyên đạt/vượt doanh số

Có ý thức không ngừng nâng cao trình độ bằng việc tham gia các workshop, seminar, hội thảo,...

Thành thạo kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và tạo ảnh hưởng ở mọi mức độ tổ chức

Nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về ngành và sản phẩm

5. Câu hỏi thường gặp

Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh – một nhân tố quan trọng của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh, đồng thời xây dựng các kế hoạch kinh doanh và điều chỉnh các kế hoạch đó phù hợp với chỉ định của ban lãnh đạo nhằm đạt mục tiêu doanh số.

Trưởng phòng kinh doanh tiếng anh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh tiếng anh là Sales Manager. Ở đây, “Sales” được hiểu là bộ phận về kinh doanh trong công ty còn “Manager” được hiểu là chức vụ quản lý hay trưởng phòng của một bộ phận trong công ty. Sale Manager được hiểu là người quản lý bộ phận kinh doanh hay còn gọi là trưởng phòng kinh doanh.

KPI cho trưởng phòng kinh doanh?

KPI công việc của trưởng phòng kinh doanh bao gồm:

Doanh thu theo đầu người

Tỉ lệ tăng trưởng doanh số hàng tháng của phòng kinh doanh

Tỉ lệ chuyển đổi và thời gian chuyển đổi từ lead sang khách hàng

Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm khác/tiếp tục sử dụng sản phẩm của phòng

Quy mô hợp đồng trung bình theo thời gian hoặc theo giá trị của phòng

Tỉ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh

Các công việc chính của trưởng phòng kinh doanh?

Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số

Vạch định và triển khai chiến lược kinh doanh giúp mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo độ phủ của doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm tuyển dụng, phân bổ mục tiêu, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng bền chặt lâu dài

6.Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1109 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo