Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì? (cập nhật 2024)

Trách nhiêm pháp lý quốc tế là gì? Khi nào phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế? Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế là gì? Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về trách nhiệm pháp lý quốc tế mời bạn tham khảo!

1v-12

Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì? (cập nhật 2023)

1. Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì?

Trách nhiệm pháp lý quốc tế được hiểu là việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế thông qua việc áp dụng những hạn chế nhất định về vật chất hoặc phi vật chất đối với quốc gia có hành vi vi phạm luật quốc tế hoặc xâm phạm đến quyền của quốc gia khác, kể cả quyền của quốc gia bị thiệt hại áp dụng những hạn chế này với mục đích đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm Luật quốc tế.

Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế là sự vi phạm các cam kết quốc tế đã được định chế bằng các quy phạm của Luật quốc tế và sự hiện diện của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, bao gồm: hành vi, chủ thể, khách thể, thiệt hại và quan hệ nhân - quả giữa hành vi trái luật gây nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó.

2. Các yếu tố xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia

Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia được xác định dựa trên ba yếu tố:

- Hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia;

- Thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;

- Mối quan hệ nhân quả hành vi - thiệt hại.

Trong những yếu tố trên, hành vi vi phạm là yếu tố tiên quyết để xác định sự tồn tại của trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trả lời câu hỏi có tồn tại hay không trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia. Bên cạnh đó, yếu tố thiệt hại trả lời câu hỏi, xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế để giải quyết vấn đề gì, nói cách khác đây là tiền đề để xác định nghĩa vụ bồi thường của quốc gia thực hiện hành vi vi phạm.

3. Các loại và hình thức trách nhiệm pháp lý quốc tế

Khi có hành vi sai phạm quốc tế, quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế, là hệ quả của hành vi sai phạm quốc tế. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia có nội dung chính là ba nghĩa vụ phát sinh theo luật pháp quốc tế áp đặt lên cho quốc gia có hành vi sai phạm: nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bị vi phạm; nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm và không được tái phạm và nghĩa vụ khắc phục hậu quả cho thiệt hại gây ra. Nghĩa vụ khắc phục hậu quả phải được thực hiện đầy đủ (full reparation) cho tất cả thiệt hại phát sinh, bao gồm thiệt hại vật chất và tinh thần. Khi xem xét hình thức và nội dung khắc phục hậu quả trong một vụ việc cụ thể, cần xem xét đến liệu quốc gia bị thiệt hại hay cá nhân, tổ chức liên quan có đóng góp vào thiệt hại gây ra bằng hành vi cô hay hay vô ý của mình hay không. Nói cách khác, nếu quốc gia chịu thiệt hại có hành động hoặc không hành động một cách cố ý hay vô ý làm cho thiệt hạn tăng lên thì có thể là yếu tố để giảm mức độ khắc phục hậu quả. Điều này khá tương tự như nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại của bên bị vi phạm trong pháp luật dân sự Việt Nam.

4. Quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm quốc tế

Quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm quốc tế được quy định ở Điều 42 – 48 ARSIWA. Quyền yêu cầu này chỉ thuộc về quốc gia bị thiệt hại do hành vi sai phạm, và trong một số trường hợp ngoại lệ thuộc về những quốc gia khác. Theo Điều 42, về nguyên tắc chỉ có quốc gia bị thiệt hại mới có quyền yêu cầu (hay quyền khởi kiện trong một số trường hợp). Một quốc gia được xem là quốc gia bị thiệt hại (a injured state) có quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm nếu nghĩa vụ vi phạm là nghĩa vụ (a) đối với cá nhân quốc gia đó, hoặc (b) đối với một nhóm quốc gia bao gồm quốc gia đó hay đối với toàn thể cộng đồng quốc tế mà vi phạm nghĩa vụ ảnh hưởng đặc biệt đến quốc gia đó hoặc có tính chất làm thay đổi cơ bản vị thế của tất cả các quốc gia trong quá trình thực thi nghĩa vụ đó trong tương lai.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trên cơ sở nào?

  • Điều ước quốc tế
  • Tập quán quốc tế

5.2 Các yếu tố xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia là gì?

  • Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
  • Hành vi vi phạm là hành vi của một quốc gia

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về trách nhiệm pháp lý quốc tế không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về trách nhiệm pháp lý quốc tế uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về trách nhiệm pháp lý quốc tế của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

6. Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về trách nhiệm pháp lý quốc tế cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về trách nhiệm pháp lý quốc tế thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo