Trách nhiệm pháp lý là gì (cập nhật 2024)

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ)... Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về vấn đề này. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm pháp lý mời bạn tham khảo!

1v

Trách nhiệm pháp lý là gì (cập nhật 2023)

1. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.

2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý gồm:

– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…

– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

– Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.

– Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp lý.

3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.

Do vậy khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng. Từ đó xác định sự thật khách quan của vụ việc, tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hội cho xã hội do hành vi đó gây ra,…

4. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm  kỉ luật trước pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý , mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.

5. Những yêu cầu cơ bản đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đòi hỏi phải bảo đảm một số những yêu cầu cơ bản sau:

+ Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. Tuân thủ nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý là điều kiện vô cùng quan trọng để việc truy cứu được tiến hành chính xác, đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục, đúng pháp luật.

+ Bảo đảm sự công bằng và nhân đạo trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý như khônáp dụng những biện pháp trừng phạt nhằm làm nhục con người, không áp dụng hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tốkhi luật quy định trách nhiệm pháp lý mới hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn; nếu sự thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra: a/ có thể khôi phục được thì phải có biện pháp khôi phục lại, b/ không thể khôi phục được thì sự trừng phạt phải nặng tương xứng với sự thiệt hại, c/ nếu có ảnh hưởng về lâu dài thì cần áp dụng cả các biện pháp bảo đảm khắc phục thiệt hại về lâu dài; đối với mỗi vi phạm pháp luật chỉ bị trừng phạt một lần và chỉ áp dụng một biện pháp trừng phạt, trừ trường hợp cần phải áp dụng biện pháp trừng phạt bổ sung hoặc trường hợp phải áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; chịu trách nhiệm pháp lý phải là đích danh chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (trong một số lĩnh vực như pháp luật dân sự, kinh tế… có thể cho phép chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho chủ thể khác);

+ Bảo đảm tính phù hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý, tức là, cần cá biệt hoá biện pháp trừng phạt đối với mỗi chủ thể cụ thể phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm do hành vi của họ gây ra, nhân thân của chủ thể, hoàn cảnh xảy ra vị phạm…; có thể sử dụng cả những tình tiết giảm nhẹ mà pháp luật không quy định; lựa chọn biện pháp cưỡng chế phải phù hợp với mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý và nêu mục đích truy cứu đã đạt được trước thời hạn so với luật định thì có thể giảm nhẹ (chuyển từ tù giam sang cải tạo lao động…) hoặc xóa trách nhiệm pháp lý.

6. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Trách nhiệm pháp lý của chúng tôi về cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Trách nhiệm pháp lý thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo