Trách nhiệm giải trình là gì? (Cập nhật 2024)

Khi một cá nhân hoặc một bộ phận nào đó phải chịu trách nhiệm với phần việc của mình thì chủ thể ấy phải có trách nhiệm giải trình. Vậy trách nhiệm giải trình là gì? Trong bài viết này, ACC sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên, đồng thời cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến trách nhiệm giải trình là gì?

trách nhiệm giải trình là gì

Trách nhiệm giải trình là gì?

1. Cơ sở pháp lý

Nghị định số 59/2019/NĐ-CP

2. Trách nhiệm giải trình là gì?

Khái niệm trách nhiệm giải trình là gì được hiểu là khi một cá nhân hoặc bộ phận phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện một chức năng cụ thể.

Nói cách khác là họ sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện chính xác một nhiệm vụ cụ thể, ngay cả khi họ có thể không phải là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Các bên khác dựa vào nhiệm vụ được hoàn thành để đánh giá, và bên chịu trách nhiệm sẽ nhận phạt nếu nhiệm vụ không được thực hiện. Trách nhiệm giải trình phổ biến trong lĩnh vực tài chính và trong giới kinh doanh nói chung.

Trách nhiệm giải trình sẽ thường thuộc về các chủ thể dưới đây:

- Thứ nhất là cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước.

- Thứ hai là các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này.

3. Quy định về trách nhiệm giải trình là gì?

3.1. Nội dung giải trình

Sau khi hiểu được trách nhiệm giải trình là gì thì nội dung việc giải trình là điều mà chúng ta cần phải quan tâm để có thể làm đúng nguyên tắc.

Nội dung giải trình được quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, theo đó bao gồm:

- Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

- Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

- Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

- Nội dung của quyết định, hành vi.

3.2. Những nội dung không thuộc phạm vi giải trình.

Trách nhiệm giải trình là gì? những nội dung không thuộc phạm vi giải trình bao gồm những nội dung nào? Bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

- Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

3.2. Điều kiện để tiếp nhận yêu cầu giải trình là gì?

- Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

- Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.

4. Quyền và nghĩa vụ người thực hiện trách nhiệm giải trình là gì?

4.1. Quyền của người thực hiện trách nhiệm giải trình là gì

Căn cứ Điều 9 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định về quyền của người thực hiện trách nhiệm giải trình như sau:

- Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình;

- Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Từ chối yêu cầu giải trình trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

4.2. Nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình là gì

Người có trách nhiệm giải trình phải thực hiện nghĩa vụ sau đây:

- Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền;

- Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Ví dụ về trách nhiệm giải trình là gì

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về nội dung trách nhiệm giải trình là gì, có thể tham khảo ví dụ sau:

Người kế toán viên chịu trách nhiệm giải trình về tính toàn vẹn và chính xác của báo cáo tài chính, ngay cả khi sai sót không phải do họ. Người quản lý của một công ty có thể cố gắng thao túng báo cáo tài chính của công ty họ mà kế toán viên không biết. Có những động cơ rõ ràng cho các nhà quản lý làm điều này, vì thu nhập của họ thường được gắn với hiệu suất của công ty.

6. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến trách nhiệm giải trình

6.1 Giải trình vi phạm hành chính trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì giải trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
“Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình”

6.2 Có bao nhiêu hình thức giải trình vi phạm hành chính?

Theo Khoản 2 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì giải trình được thực hiện bằng 2 hình thức: Văn bản hoặc trực tiếp.

6.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về trách nhiệm giải trình là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về trách nhiệm giải trình là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

6.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về trách nhiệm giải trình là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề trách nhiệm giải trình là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về trách nhiệm giải trình là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến trách nhiệm giải trình là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo