Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về trách nhiệm dân sự là gì mời bạn tham khảo!
Trách nhiệm dân sự là gì (cập nhật 2023)
1. Trách nhiệm dân sự là gì?
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 134). Khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.” Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.
Tóm lại, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.
2. Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự.
Như đã khẳng định ở trên, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau đây:
- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
- Luôn mang dến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
3. Độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự
Theo quy định của pháp luật dân sự, độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
– Cá nhân từ đủ 18 tuổi thì phải tự bồi thường cho những thiệt hại mà bản thân gây ra;
– Cá nhân dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha mẹ phải bồi thường. Trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu.
– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu tài sản không đủ thì cha, mẹ phải lấy tài sản của mình bồi thường phần còn thiếu đó.
– Trường hợp người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, người mất năng lực hành vi dân sự làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ có thể dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường, nếu tài sản không đủ thì người giám hộ sử dụng tài sản của mình để bồi thường phần còn thiếu.
4. Quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Vì vậy nếu bạn có thắc mắc về vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn, tư vấn:
+ Nắm được khái niệm của trách nhiệm dân sự;
+ Nắm được đặc điểm của trách nhiệm dân sự;
+ Biết được những vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự;
5. Công ty luật ACC
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về trách nhiệm dân sự là gì cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về trách nhiệm dân sự là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận