Hiện nay, việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là chung tay góp sức của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Vậy trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông mời bạn tham khảo!
Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông
1. Tại sao cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông?
Trước khi đi vào nội dung trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về nội dung về lý do cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông.
Hiện nay, tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi tham gia giao thông, trong đó nguyên nhân chính bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông của người dân. Do đó, để giảm thiểu tai nạn giao thông, Nhà nước yêu cầu mỗi người dân khi tham gia giao thông phải nâng cao ý thức và có trách nhiệm với hành vi của mình.
2. Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi tham gia giao thông, người dân cần có trách nhiệm theo quy định tại Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA.
Cụ thể trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông là tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Các quy tắc giao thông được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn chi tiết luật.
– Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông. Cụ thể :
+ Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
Bảo vệ hiện trường;
Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
– Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Quy định trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông
Trách nhiệm này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 52 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau :
Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
– Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
4. Căn cứ pháp lý
Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
Thông tư 01/2016/TT-BCA thì Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát
Luật Giao thông đường bộ 2008
5. Công ty Luật ACC
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận