Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hiểu một cách đơn giản là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về vấn đề này. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mời bạn tham khảo!
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (cập nhật 2022)
1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể, bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Xử lý bồi thường thiệt hại
3. Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một ttong những chế định được hình thành sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải qua các thời kì lịch sử và ở những nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức bồi thường... có sự khác biệt, vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Việc áp dụng trách nhiệm này trong các thời kì lịch sử loài người nói chung và pháp luật, luật tục La Mã nói riêng theo hướng: từ sự ttả thù cá nhân nhằm vào nhân thân của người gây thiệt hại do người thiệt hại và những người thân của họ áp dụng.
4. Hình thức bồi thường thiệt hại.
Các bộ luật cổ của Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm dân sự theo hình thức tương tự nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự. Trong các quy định của luật cổ, quy định về hình phạt của hình sự và phạt mang tính chất dân sự theo hướng có lọi cho người bị thiệt hại như một khoản bồi thường. Mức độ bồi thường còn phụ thuộc vào nhân thân người bị thiệt hại. Theo Điều 29 Bộ luật Hồng Đức thì tiền đền mạng được ấn định tuỳ theo phẩm trật của kẻ bị chết như sau: nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan; nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan; tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan, ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan, lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan; thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan; bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan, thứ nhân trở xuống 150 quan.
5. Công ty luật ACC
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chúng tôi về cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận