Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì (cập nhật 2024)

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018. Tuy vậy, không phải người dân nào cũng hiểu rõ về bản chất trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về vấn đề này. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì mời bạn tham khảo!

1v-2

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì (cập nhật 2022)

1. Bản chất trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Nhà nước, luôn được coi là một chủ thể của pháp luật công trong quản lý hành chính. Tuy nhiên, bản chất quan hệ pháp luật của trách nhiệm bồi thường Nhà nước, lại là một dạng quan hệ pháp luật dân sự. Là một dạng trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm của Nhà nước phải bồi thường thiệt hại, hoàn trả tài sản, phục hồi danh dự cho Tổ chức, cá nhân chịu thiệt hại xuất phát từ hành vi trái pháp luật của Người thực thi công vụ. Như vậy, trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Chủ thể có hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường và Chủ thể có trách nhiệm bồi thường là khác nhau.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một dạng trách nhiệm dân sự thay thế. Tức là người có hành vi trái luật và người có nghĩa vụ bồi thường là khác nhau, như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, sau khi Nhà nước đã tiến hành bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, tùy vào mức độ lỗi, người thực thi công vụ phải bồi hoàn lại một phần nhất định, và có thể phải chịu hình thức kỷ luật nhất định.

2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính là cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

3. Các loại hình trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Khi nói đến trách nhiệm bồi thường, Người ta hay nghĩ ngay đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và cũng đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Chính bởi thế, với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hầu hết chung ta cũng hiểu là chỉ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, cách hiểu như vậy là chưa thực sự chuẩn xác. Căn cứ theo quy định của Pháp luật hiện hành trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm 03 loại hình thức thức trách nhiệm sau đây:

3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Theo đó, dù cho có hành vi vi phạm, mà không làm phát sinh thiệt hại, cũng không phải bồi thường, dù cho đó là trong quan hệ hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng dựa trên nguyên lý chung của luật dân sự đó.

Ví dụ 1: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã X ra quyết định cưỡng chế bằng cách phá dỡ công trình xây dựng trên đất của Bà C. Giả định sau này, có kết luận là việc cưỡng chế này bị sai, thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho Bà C, theo nguyên tắc, thiệt hại tới đâu, bồi thường tới đó. Giả định rằng, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã X ra quyết định cưỡng chế, nhưng chưa kịp cưỡng chế, thì Bà C khiếu nại thắng, thì Nhà nước không phải bồi thường thiệt hại về công trình này, vì thực tế chưa bị phá dỡ. Tất nhiên Bà C có thể đòi bồi thường về chi phí đi lại khiếu nại kiện tụng.

3.2. Trách nhiệm hoàn trả tài sản

Trách nhiệm hoàn trả tài sản xảy ra, khi trong quá trình thực thi Công vụ, Người có thẩm quyền đã áp dụng hình thức như tịch thu tài sản, hoặc yêu cầu nộp phạt...... Mà sau này, được xác định không đúng, thì phải hoàn trả.

Ví dụ 2: A mượn xe của B đi cướp giật tài sản; Cơ quan Tố tụng hình sự cho rằng đây là phương tiện gây án nên đã ra quyết định tịch thu. Tuy nhiên sau đó, Cơ quan có thẩm quyền lại xác định, B không biết, không liên can đến Vụ án. Theo đó, trường hợp này phải hoàn trả lại chiếc xe cho B.

3.3. Trách nhiệm phục hồi danh dự

Trách nhiệm này, thường xảy ra trong các vụ án oan, sai về hình sự. Tức là việc khởi tố, điều tra, xét xử được xác định là không đúng, dẫn đến oan sai Người vô tội, thì Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, hoàn trả tài sản đã bị tịch thu nếu có, Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải cải chính, xin lỗi công khai người bị hàm oan.

4. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì của chúng tôi về cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (942 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Nguyen Van Do
    Hành vi hạn chế cạnh tranh đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo