Tra cứu thông tin doanh nghiệp bị giải thể

Để hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp thì cá nhân/tổ chức phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sau khi thành lập, trường hợp doanh nghiệp hoạt động không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì có thể lựa chọn rút lui hẳn khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vậy đối với các doanh nghiệp bị giải thể thì có thể tra cứu thông tin được không? Để giải đáp thắc mắc trên của bạn đọc, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết: Tra cứu thông tin doanh nghiệp bị giải thể.

tra-cuu-thong-tin-doanh-nghiep-bi-giai-the

Tra cứu thông tin doanh nghiệp bị giải thể

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh (được quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020). Một người/nhóm người muốn hoạt động kinh doanh các ngành nghề nhằm mục đích thu lợi nhuận thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Khi giải thể cũng vậy, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các thủ tục giải thể nhất định. Thông thường, khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ, không còn khả năng để tiếp tục hoạt động kinh doanh thì sẽ nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

– Giải thể hay thanh lý là quá trình dẫn tới việc chấm dứt sự tồn tại của công ty với tư cách một pháp nhân.

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:

+ Cất giấu, tẩu tán tài sản;

+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

+ Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

+ Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

+ Huy động vốn dưới mọi hình thức.

2. Các trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể

Vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục giải thể trong các trường hợp nào? Có phải bất kỳ doanh nghiệp nào trong mọi tình huống cũng có thể làm thủ tục giải thể hay không?

Theo quy định Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể trong các trường hợp sau:

  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Lưu ý, thủ tục giải thể doanh nghiệp khi công ty không có nhu cầu tiếp tục hoạt động theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần phải đảm bảo công ty đã thực hiện xong các nghĩa vụ của mình. Khác với thủ tục phá sản doanh nghiệp là công ty không còn khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn.
  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Như vậy, chỉ trong các trường hợp trên thì doanh nghiệp mới nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.

3. Tra cứu thông tin doanh nghiệp bị giải thể

Để kiểm tra tình trạng hoạt động của một doanh nghiệp xem doanh nghiệp đó vẫn đang hoạt động, đang tạm ngừng hoạt động hay đã giải thể bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

Cách 1: Tra cứu thông tin doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Thông tin chi tiết

Bước 2: Nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút tìm kiếm

Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chứa tên doanh nghiệp cần tìm.

Nếu tìm theo mã số thuế/mã số doanh nghiệp sẽ hiển thị kết quả chính xác doanh nghiệp cần tìm.

Trường hợp tìm theo tên, kết quả hiển thị ra sẽ là các doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống. Bạn click vào doanh nghiệp cần tìm để xem thông tin chi tiết.

Cách 2: Tra cứu trên trang Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập vào trang web http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2: Lựa chọn tab “Thông tin của người nộp thuế” để tra cứu thông tin mã số thuế của doanh nghiệp
Bước 3: Điền thông tin đã có để tra cứu mã số thuế công ty
tra-cuu-ma-so-thue-doanh-nghiep-va-ho-kinh-doanh-3

Lưu ý: Bạn chỉ cần nhập 1 trong 4 ô thông tin để tra cứu

– Mã số thuế (doanh nghiệp)

– Tên tổ chức cá nhân người nộp thuế (Tên đầy đủ hoặc từ khóa chứa tên thương hiệu công ty)

– Địa chỉ trụ sở kinh doanh (Địa chỉ đầy đủ hoặc từ khóa có chứa tên tòa nhà…)

– Số CMT/Thẻ căn cước người đại diện

Bước 4: Nhập Mã xác nhận theo các ký tự có sẵn tại ô bên phải.
Lưu ý: Hãy tắt Capslock trên máy tính của bạn để nhập mã xác nhận được chính xác nhất.

Bước 5: Chọn “Tra cứu” và nhận kết quả trả về

4. Mọi người có thể hỏi

1. Những thông tin nào có thể tra cứu được về doanh nghiệp bị giải thể?

Thông tin có thể tra cứu được về doanh nghiệp bị giải thể bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số thuế
  • Địa chỉ doanh nghiệp
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Người đại diện theo pháp luật
  • Vốn điều lệ
  • Tình trạng hoạt động (đã giải thể)
  • Ngày giải thể
  • Lý do giải thể

2. Mục đích của việc tra cứu thông tin doanh nghiệp bị giải thể là gì?

Việc tra cứu thông tin doanh nghiệp bị giải thể có thể giúp ích cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như:

  • Kiểm tra tính hợp pháp của doanh nghiệp:
    • Khi giao dịch với một doanh nghiệp, bạn có thể tra cứu thông tin để xác định xem doanh nghiệp đó có còn hoạt động hay không.
  • Tìm kiếm thông tin về các đối tác kinh doanh:
    • Bạn có thể tra cứu thông tin về các đối tác kinh doanh tiềm năng để đánh giá mức độ rủi ro khi giao dịch.
  • Thu thập thông tin cho mục đích nghiên cứu:
    • Bạn có thể tra cứu thông tin về các doanh nghiệp đã giải thể để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tra cứu thông tin doanh nghiệp bị giải thể. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo