Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện ngành nghề kinh doanh của công ty. Vậy, để biết được công ty khác kinh doanh ngành nghề gì thì phải làm như thế nào? Tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty ra sao? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây quý vị nhé!
Tra cứu ngành nghề kinh doanh (Cập nhật 2022)
1. Ngành nghề kinh doanh là gì?
Tại Luật doanh nghiệp 2020 chưa có thuật ngữ cắt nghĩa chính xác ngành nghề kinh doanh là gì? Tuy nhiên, qua các quy định liên quan trong luật và các văn bản hướng dẫn có thể hiểu:
Ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Hệ thống ngành kinh tế được phân theo từng nhóm ngành nghề chi tiết.
Ngành nghề kinh doanh được quy định tại Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải nắm rõ các nguyên tắc áp mã ngành nghề khi thành lập công ty. Các nguyên tắc đó là:
- Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm
- Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh
- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
- Cấm kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động
2. Ngành nghề kinh doanh được hiển thị tại đâu?
Trước đây, ngành nghề kinh doanh được ghi nhận và hiển thị ngay trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định của luật doanh nghiệp thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện ngành nghề kinh doanh của công ty
3. Mã ngành nghề kinh doanh mới nhất
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành gồm các nhóm ngành nghề kinh doanh chính:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Khai khoáng
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
- Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
- Xây dựng G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
- Vận tải kho bãi
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống
- Thông tin và truyền thông
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
- Hoạt động kinh doanh bất động sản
- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
- Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
- Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc
- Giáo dục và đào tạo
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
- Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
- Hoạt động dịch vụ khác
- Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
- Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế
Cụ thể với từng nhóm ngành trên là mã ngành nghề kinh doanh cụ thể. Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp áp mã ngành nghề cấp 4 theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
4. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh mới nhất 2022
4.1. Cách 1: Tra cứu ngành nghề kinh doanh qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Truy cập Website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Nhập mã số thuế, mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm.
Bước 3: Sau khi nhập mã số thuế vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ trả lại thông tin cơ bản của doanh nghiệp như:
- Tên công ty bằng tiếng Việt,
- Tên công ty bằng tiếng Anh,
- Tên công ty viết tắt
- Tình trạng hoạt động
- Mã số doanh nghiệp, loại hình công ty, ngày thành lập
- Tên người đại diện pháp luật
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh của công ty
4.2. Cách 2: Tra cứu ngành nghề kinh doanh qua website Mã số thuế
Tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty bằng mã số thuế là một trong những cách để tra cứu ngành nghề của công ty. Theo đó:
Bước 1: Truy cập vào website Mã số thuế tại chỉ: http://masothue.com
Bước 2: Nhập mã số thuế, mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm.
Bước 3: Sau khi nhập mã số thuế vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ trả lại thông tin cơ bản của doanh nghiệp
5. Những câu hỏi thường gặp.
5.1. Ngành nghề kinh doanh được ghi như thế nào là đúng?
Doanh nghiệp cần phải ghi ngành nghề kinh tế theo mã ngành cấp bốn theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Trường hợp doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/8/2018 muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh mới, thì phải kiểm tra xem những ngành nghề kinh doanh hiện tại của công ty có bị thay đổi theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg không. Nếu có doanh nghiệp cần mã hóa lại về ngành nghề cấp 4 cho phù hợp và thực hiện bổ sung ngành nghề.
5.2. Có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty bằng cách nào?
Doanh nghiệp có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau đó nhập mã số thuế hoặc nhập đầy đủ tên công ty, ngành nghề kinh doanh sẽ được hiển thị đầy đủ.
5.3. Có thể xuất hóa đơn những ngành nghề chưa đăng ký không?
Có thể. Tuy nhiên doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề đó trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về việc không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5.4. Tra cứu ngành nghề kinh doanh để thành lập công ty bằng cách nào?
Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được quy định cụ thể tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp có thể xem chi tiết danh mục và nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Phụ lục I, Phụ lục II Ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Hoặc bạn có thể tham khảo Tra cứu ngành nghề kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về Tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty (Cập nhật mới nhất 2022). Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến tra cứu ngành nghề kinh doanh Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến ACC để được hướng dẫn cụ thể hơn. Xin cảm ơn đã đón đọc bài viết của chúng tôi!
Nội dung bài viết:
Bình luận