Để biết thời gian khi nào người ta hoàn tất làm hộ chiếu cho mình. Ngoài cách trực tiếp đến cục quản lý xuất nhập cảnh thì bạn có thể tra cứu trực tuyến trên mạng Internet. Hoặc truy cập vào cổng thông tin của cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Trong bài viết dưới đây của ACC chúng tôi sẽ cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về cách tra cứu hồ sơ cục xuất nhập cảnh, bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Tra cứu hồ sơ cục xuất nhập cảnh
1. Khái quát về nhập cảnh
Nhập cảnh là việc người, phương tiện di chuyển qua biên giới để vào lãnh thổ của một nước.
Người muốn nhập cảnh phải có hộ chiếu được thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn.
Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập cảnh vào Việt Nam phải qua những cửa khẩu chỉ định và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan, y tế và cơ quan an ninh. Thời hạn thị thực phù hợp với thời hạn được phép nhập cảnh. Công dân Việt Nam ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam. Thị thực nhập cảnh có giá trị một lần trong thời hạn ba tháng và có thể được gia hạn không quá ba tháng. Trường hợp cần thiết có thể được thị thực nhập cảnh, xuất cảnh có giá trị nhiều lần trong thời hạn dài hơn phù hợp với nhiệm kỳ công tác hoặc thời gian học tập, lao động, chữa bệnh...
Cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập cảnh w cấp thị thực nhập cảnh là: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan được Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đa nhiệm trong nước, cơ quan đại diện ngoại giao, s quan lãnh sự và cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền ở nước ngoài.
2. Khái niệm xuất cảnh
Xuất cảnh là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, qua các cửa khẩu quốc tế, qua biên giới để ra nước ngoài.
Công dân Việt Nam xuất cảnh phải có hộ chiếu còn thời hạn giá trị và được miễn thị thực xuất cảnh của Việt Nam.
Người nước ngoài xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (gọi chung là hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp đặc biệt được miễn thị thực.
Người nước ngoài làm thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan quản lí xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp:
1) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;
2) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;
3) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động;
4) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính. Trong các trường hợp 3, 4 trên đây, nếu có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định của pháp luật Việt Nam thì được xuất cảnh.
Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có thẩm quyền quyết định tạm hoãn trong những trường hợp 1, 2, 3 trên đây. Cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh phải ra quyết định giải toä tạm hoãn xuất cảnh khi không còn yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an để thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm d trên đây theo đề nghị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người đề nghị tạm hoãn xuất cảnh trái với quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại về vật chất cho người bị tạm hoãn xuất cảnh thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên tắc xuất nhập cảnh là gì ?
Nguyên tắc đầu tiên là việc người nước ngoài cũng như các nhân viên kiểm tra, giám sát xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú phải tuân thủ quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó cũng cần phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Thứ ba là cần bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Cuối cùng, người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
4. Hồ sơ để xin cấp hộ chiếu gồm những gì?
- Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị tờ khai theo mẫu in ra sau khi down mẫu trên trang gov xuất nhập cảnh. Hoặc nếu không tiện, khi đến nơi làm hộ chiếu họ sẽ cấp cho bạn điền vào.
- Thứ 2, ảnh thẻ là một trong những thứ không thể thiếu. Gồm 5 ảnh cỡ 4 x 6, mới chụp cách thời điểm đăng ký 6 tháng.
- Sổ hộ khẩu, giấy tạm trú, KT3 tùy vào từng trường hợp. Là bản sao công chứng đóng dấu của ủy ban nhân dân
- Cuối cùng là chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
5. Hướng dẫn cách tra cứu tình hộ chiếu đã có hay chưa?
Theo quy định thì không quá 2 tuần là được hoàn thành cấp hộ chiếu. Trong khoảng thời gian đó có khi xong sớm, khi đến hạn gần cuối thì mới xong. Vì cần gấp nên nhiều người nóng lòng biết cụ thể hộ chiếu có hay chưa. Thay vì đến tận cơ quan cấp để xác minh. Để tránh bất tiện, người ta sẽ theo dõi online.
- Đầu tiên, bạn truy cập vào cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam. 4 khung hình chữ nhật hiện ra, cho bạn lựa chọn.
- Bước 2, nhấp vào biểu tượng thứ 4 hình kính lúp. Tức để tra cứu tình trạng kết quả hộ chiếu.
- Bước 3, nhập đầy đủ thông tin, gồm số biên nhận, họ tên, ngày sinh, mã capcha. Các vùng ô trống đều là bắt buộc nên bạn không được bỏ sót.
- Bước 4, nhấp vào mục tra cứu màu xanh dưới cùng để hoàn thành.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về tra cứu hồ sơ cục xuất nhập cảnh. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận