Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Hướng dẫn tra cứu Chứng chỉ năng lực xây dựng. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tại sao phải tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng?
Mục đích của việc tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng là tránh tình trạng làm chứng chỉ giả, làm cho các công trình không đảm bảo theo quy định của pháp luật. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cơ quan chức năng cấp cho các doanh nghiệp đủ điều kiện được hành nghề trên toàn quốc và được quản lý thống nhất bởi Bộ Xây Dựng.
Tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề được công khai minh bạch trên website của cục quản lý hoạt động xây dựng – bộ xây dựng. Các tỉnh thành trên toàn quốc khi tổ chức cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ xây dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ.
Mỗi công ty được bộ xây dựng cấp mã là duy nhất. Bộ xây dựng trực tiếp quản lý mã số chứng chỉ hành nghề trên. Thể hiện bởi nơi cấp và mã số chứng chỉ. Ví dụ: BXD-00000025 thì nơi cấp khác sẽ không được sử dụng mã số 00000025 nữa mà phải là 0000090. Chẳng hạn ở Hà Nội cấp thì sẽ là HAN-00000090.
2. Hướng dẫn tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng
Để tra cứu (kiểm tra mã) chứng chỉ năng lực xây dựng bạn lần lượt làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy Cập Vào Trang Chủ Của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào website chính thức của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng, bằng cách nhấn vào một trong 2 đường link dưới đây:
Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện một giao diện như hình dưới đây:


Bước 2: Điền Thông Tin Tổ Chức Hoặc Số Chứng Chỉ Được Cấp
Đến đây, bạn cần điển thông tin/số chứng chỉ được cấp vào ô trống khoanh đỏ phía trên. Mã số chứng chỉ của mỗi cá nhân/tổ chức sẽ là duy nhất, không trùng lặp với nhau.
Ví dụ: Công ty được cấp hạng 1 thì nơi cấp là Bộ xây dựng, mã chứng chỉ là BXD-00000025. Đối với hạng 2,3 do các sở xây dựng các tỉnh cấp. (Hà Nội mã cấp: HAN-00004837, TP Hồ Chí Minh: HCM-00010086…). Lưu ý mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức sẽ là duy nhất.
Bước 3: Nhấn Nút “Tìm Kiếm”
Sau khi điển mà số chứng chỉ vào ô trống, bạn chỉ cần nhấn nút “Tìm kiếm” có màu xanh ở phía dưới.
Nếu chứng chỉ của công ty bạn là thật thì sẽ ra thông tin chi tiết (địa chỉ, tên giám đốc, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề…). Nếu không tìm thấy bạn có thể kiểm tra số quyết định cấp và gửi công văn đến đơn vị cấp yêu cầu xác nhận. Nếu cả 2 thông tin trên đều không chính xác thì chứng chỉ bạn có thể là không đúng.
3. Những câu hỏi thường gặp.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có giá trị bao lâu?
Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài; hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cần có những loại giấy tờ như sau:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu;
Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
Bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan; kèm theo văn bằng, chứng chỉ, của các cá nhân, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt.
Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo mẫu; kèm theo hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện.
Bản kê khai kinh nghiệm năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
Điều kiện để xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?
Các điều kiện gồm:
Đã có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp
Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức, đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.
Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia chủ chốt, chức danh quan trọng phải có chứng chỉ hành nghệ tương ứng với đúng công việc đang thực hiện. Đối tượng này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án. Đó là những dự án, công trình như nhà mát sản xuất hóa hóa chất độc hại, vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Hướng dẫn tra cứu Chứng chỉ năng lực xây dựng. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về chứng chỉ năng lực xây dựng. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài viết Hướng dẫn tra cứu Chứng chỉ năng lực xây dựng. Trân trọng cảm ơn !
#hướng dẫn tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng
#tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng
Nội dung bài viết:
Bình luận