Tội cố ý gây thương tích khoản 1 điều 134 quy định như thế nào? Tội cố ý gây thương tích khoản 1 điều 134 gồm những nội dung gì? Đây là bài viết dành cho những ai đang tìm hiểu về tội cố ý gây thương tích khoản 1 điều 134.
Tội cố ý gây thương tích khoản 1 điều 134
1. Phân loại
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tội quy định tại Điều 134 BLHS 2015 có hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể người khác gây thiệt hại dưới dạng thương tích hoặc sức khỏe theo quy định của pháp luật
Dấu hiệu của tội phạm này như sau:
- Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi trái pháp luật tác động đến thân thể của người khác
- Hậu quả gây ra bởi hành vi là nguy hiểm cho xã hội, để lại thương tích cho nạn nhân gây suy giảm sức khỏe cho họ như rách cơ, dập lá lách, gãy tay, gãy chân…
- Là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên hậu quả là dấu hiệu chính của định tội.
- Dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội nguy hiểm quy định tại (Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Theo quy định tại Điều 135 BLHS 2015, là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên trong trạng thái bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.
Dấu hiệu định tội của trường hợp này là:
- Hành vi khách quan của tội phạm là cố ý tác động trái pháp luật đến thân thể người khác;
- Người phạm tội thực hiện hành vi trong trạng thái bị kích động mạnh;
- Nguyên nhân gây ra tinh thần kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Hậu quả thương tích gây ra từ 31% trở lên.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Tội phạm quy định tại Điều 136 BLHS 2015 được thực hiện trong trường hợp vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức các nhân hoặc lợi ích của chính mình mà thực hiện hành vi chống trả trên mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm.
Hành vi khách quan của tội phạm cố ý tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác trong điều kiện:
- Đang có hành vi tấn công nguy hiểm trái pháp luật diễn ra xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức các nhân hoặc lợi ích của chính mình.
- Người phạm tội đã có hành vi phòng vệ trước sự tấn công của bị hại nhằm gạt bỏ sự tấn công.
- Hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm gây hậu quả thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
Theo quy định tại Điều 137 BLHS 2015, là hành vi khi thực hiện công vụ mà sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép gây hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.
Dấu hiệu của tội phạm được thể hiện như:
- Nạn nhân của hành vi này là những người vi phạm pháp luật và bị người thi hành công bắt giữ. Cũng có trường hợp người bị hại không phải là người có hành vi phạm pháp nhưng bị xâm hại vì lỗi của người thi hành công vụ.
- Hành vi khách quan của tội phạm là sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép theo quy định như sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ gây hậu quả thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.
2. Tội cố ý gây thương tích khoản 1 Điều 134
Theo quy định trên thì khi một người gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tích được giám định là dưới 11% và thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định sẽ bị khởi tố hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Các trường hợp cụ thể như sau:
– Dùng hung khí nguy hiểm(Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá) hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
– Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ( đây là những thành phần nhạy cảm được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm);
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình(: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra + Có tổ chức( từ 2 người trở lên và có sự bàn bạc);
– Người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp).
3. Xử phạt vi phạm hành chính
Đánh nhau gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021, Cụ thể:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự…”;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 11% hoặc dưới 11% sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
5. Bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tinh thần
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích còn có thể phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho nạn nhân.
Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các khoản thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Bồi thường bù đắp về tinh thần: Mức bồi thường do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng).
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cụ thể và chi tiết cho các bạn để hiểu rõ hơn về tội cố ý gây thương tích khoản 1 điều 134. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc liên quan đến tội cố ý gây thương tích khoản 1 điều 134, hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận