Tổn thất là gì? (cập nhật 2024)

Tổn thất là gì? (cập nhật 2023)

"Tổn thất" mang hàm ý của sự mất mát, ở một khía cạnh khác nó cũng có ý nghĩa với tương đương với "thiệt hại". Trong các thuật ngữ của khoa học pháp lý, thì "tổn thât" là gì? Được hiểu như thế nào? Mời bạn đọc cùng nghiên cứu thông qua bài viết dưới đây.

Tải Xuống (1)

1. Trong từ điển tiếng việt: tổn thất được hiểu là những mất mát, thiệt hại
2. Tổn thất trong tiếng anh là: Damage - Injury or ham; the condition or messure of the something not being contact

tạm dịch: gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sự tình trạng toàn vẹn của sự vật

3. Tổn thất trong thuật ngữ pháp lý

Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Như vậy có thể thấy trong Bộ luật Dân sự không có quy định cụ thể về tổn thất, tổn thất được thể hiện thông qua xác định thiệt hại, trong đó thiệt hại về vật chất là tổn thất về vật chất, và thiệt hạo về tinh thần là những tổn thất về tinh thần, trong hoàn cảnh này có thể hiểu tổn thất chính và thiệt hại mang hàm ý nghĩa giống nhau.

Khái niệm pháp lý về tổn thất được dùng trong lĩnh vực pháp luật bảo hiểm thương mại để chỉ rõ những hư hỏng, mất mát, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm. Tổn thất có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ:

1. Tổn thất bộ phận là một phần đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát. Tổn thất bộ phận có thể xảy ra về trọng lượng, số lượng hoặc về phẩm chất (giảm giá trị thương mại)

2. Tổn thất toàn bộ có hai loại:

a. Tổn thất toàn bộ thực sự là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, biến chất như tàu bị đắm, bị mất tích hay bị hư hỏng giảm giá trị 100%

b. Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất của đối tượng bảo hiểm tuy chưa đến mức độ tổn thất toàn bộ nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ vì tổn thất toàn bộ thực sự là không thể tránh được hoặc muốn tránh được thì phải bỏ ra chi phí vượt quá giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Ví dụ: Hàng hóa là lương thực bắt đầu thối rữa nếu tiếp tục chở đến đích thì hỏng hoàn toàn hoặc tàu bị mắc cạn nếu dỡ hàng và thuê tàu khác chở đến đích thì chi phí sẽ vượt quá giá trị hàng được bảo hiểm.

Tùy vào các văn bản pháp lý điều chỉnh các đối tượng khác nhau, mà tổn thất được diễn giải dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó vẫn sẽ bao gồm các thiệt hại vật chất và thiệt hai về tinh thần. Đối với tổn thất được dùng trong lĩnh vực pháp luật bảo hiểm thương mại được nêu trên là tổn thất vật chất và tổn thất này sẽ bao gồm tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ với ý nghĩa tương đối khác nhau. Như vậy cần căn cứ vào từng đối tượng khác nhau với các từ kèm theo sau bổ sung ý nghĩa cho nó mà tổn thất được hiểu dưới các tầng ý nghĩa khác nhau.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu được ý nghĩa của từ tổn thất trên nhiều phạm vi ý nghĩa hơn. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ Luật ACC để được tư vấn và giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo